Thứ sáu 22/11/2024 06:06

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

Theo Bộ Công Thương, danh sách thương nhân xuất khẩu gạo cả nước tính đến ngày 8/10/2024 gồm 157 thương nhân.

So với con số thương nhân Bộ Công Thương công bố trước đó (ngày 1/8), số thương nhân đã giảm 6 thương nhân.

TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với 38 thương nhân, tiếp theo là Cần Thơ với 34 thương nhân (giảm 1 thương nhân so với thời điểm ngày 1/8), Long An 21 thương nhân (giảm 1 thương nhân so với thời điểm ngày 1/8).

TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo (Ảnh: Lộc Trời)

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 9 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, với kim ngạch 4,37 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, lượng gạo xuất khẩu tăng 9,2%, giá trị tăng 23,5%. Giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam trong 9 tháng năm 2024 ở mức 624 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Với các đơn hàng đã ký, dự tính trong quý 4/2024, cần đến hơn 2 triệu tấn gạo cho xuất khẩu, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu dự tính lên hơn 9 triệu tấn. Tuy nhiên, lượng gạo trong nước dành cho xuất khẩu đã cạn, trong khi miền Bắc đối diện với nguy cơ mất mùa, khi có gần 300.000ha lúa ở các tỉnh miền Bắc bị ngập úng, hư hại do bão số 3. Đây không phải là “vựa lúa gạo” để phục vụ xuất khẩu, song cũng ảnh hưởng lớn tới nguồn cung mặt hàng này tại thị trường nội địa, dẫn đến sẽ có một lượng lớn gạo từ Đồng bằng sông Cửu Long thay vì xuất khẩu, sẽ được chuyển ra miền Bắc để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng trong quý cuối năm 2024 sẽ phải tăng nhập khẩu gạo để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu. Trong 9 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi 996 triệu USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là con số cao kỷ lục trong lịch sử, đồng thời vượt xa kim ngạch nhập khẩu 860 triệu USD của năm 2023.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết trong quý 4/2024, nguồn cung gạo trong nước hiện không còn nhiều, một số doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải tăng nhập lúa gạo từ các nước láng giềng để trả đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm. Vì vậy, nếu doanh nghiệp tiếp tục tham gia đấu thầu các gói gạo mà Indonesia chào mời, thì phải tăng nhập khẩu từ các nước lân cận.

Xem danh sách thương nhân xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024 tại đây.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?