Thứ bảy 10/05/2025 09:27

Đắk Lắk: Phát hiện cơ sở sản xuất mỹ phẩm quy mô lớn không giấy phép

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện một cơ sở sản xuất mỹ phẩm quy mô lớn không có giấy phép, thu giữ nhiều sản phẩm cùng nguyên liệu sản xuất.

Ngày 31/12, Công an huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) cho biết vừa phát hiện một cơ sở sản xuất mỹ phẩm quy mô lớn không có giấy phép.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất. Ảnh: CA huyện Ea Kar

Trước đó, ngày 28/12, Đội Cảnh sát điều tra về kinh tế, chức vụ (Công an huyện Ea Kar) phối hợp Đội quản lý thị trường số 3 (Cục quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk), Công an xã Ea Đar kiểm tra cơ sở sản xuất mỹ phẩm của bà N.T.M.D (có địa chỉ tại thôn 7, xã Ea Đar, huyện Ea Kar), phát hiện số lượng lớn mỹ phẩm như kem dưỡng da, dầu gội thảo dược, kem chống nắng, kem trị nám, kem trị mụn… và nhiều chai, thùng, can nhựa chứa đựng các chất lỏng, bột, dung dịch, tem nhãn bao bì nhãn mác của nhiều loại mỹ phẩm, máy móc dùng để sản xuất mỹ phẩm.

Tại thời điểm kiểm tra chủ cơ sở không xuất trình được giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cũng như giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số hàng hoá trên.

Nguyên liệu không rõ nguồn gốc để sản xuất mỹ phẩm. Ảnh: CA huyện Ea Kar
Mỹ phẩm mang nhãn mác “Mỹ phẩm Mỹ Duyên Orgnic” không có giấy phép. Ảnh: CA huyện Ea Kar

Làm việc với cơ quan công an, bà M.T.M.D cho biết: Cơ sở sản xuất mỹ phẩm của bà D không có giấy phép hoạt động. Từ khoảng tháng 3/2022, bà D xây dựng cơ sở nhà xưởng rồi sau đó nhập máy móc và tìm mua nguyên liệu giá rẻ được đóng trong các chai, can, thùng với số lượng lớn không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội Facebook. Sau đó đem về sử dụng máy móc pha chế, sang chiết, đóng gói sang dán nhãn mác “mỹ phẩm Mỹ Duyên Organic” gồm các sản phẩm mỹ phẩm như: Kem chống nắng “MAKEUP SUNCREAM”, kem “WHITE SKIN CREAM”, kem “PHỤC HỒI VIP” , “DETOX THANH LỌC”, bộ sản phẩm “SKIN PELL”, kem CREAM MELASMA”, kem “BEE VENOM ESSENCE”, “DẦU GỘI THẢO DƯỢC"…. Sau đó, bà D đăng bán trên mạng xã hội Facebook, Zalo. Khách hàng chủ yếu phụ nữ kinh doanh mỹ phẩm Online, các cơ sở làm đẹp, Spa và khách hàng lẻ ở nhiều tỉnh, thành khác nhau.

Hiện lực lượng chức năng đã lập biên bản, niêm phong và thu giữ các thùng hàng, nguyên liệu sản xuất, chai lọ, bao bì, nhãn mác, máy móc tại cơ sở trên để phục vụ công tác xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Bảo vệ người tiêu dùng: Góc nhìn từ Đại sứ Anh

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Số hóa đa cấp: Cách mạng hay rủi ro tiềm ẩn?

‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng