Thứ ba 05/11/2024 08:14

Đại biểu Quốc hội: Huy động nguồn lực, gỡ khó cho các dự án PPP đang vận hành

Theo đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PPP là cần thiết, nhằm tháo gỡ những khó khăn, huy động nguồn lực cho các dự án PPP.

Sáng 30/10, các Đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu.

Tại phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hoà Bình cho rằng, để thu hút được nhà đầu tư vào các dự án khó thì phần góp của Nhà nước phải vượt tỷ lệ hiện nay là 50%, không quá 70%.

Gỡ khó cho cả các dự án PPP đang vận hành

Chia sẻ ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Trần Văn Tuấn, Phó trưởng Đoàn phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, cho biết, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PPP là cần thiết, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang đặt ra, khơi thông nguồn lực, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư trên các lĩnh vực trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp.

Đặc biệt, qua sửa đổi, bổ sung sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tính khả thi, hài hoà lợi ích của các bên liên quan, không chỉ đối với các dự án PPP được triển khai sau khi Luật này có hiệu lực, mà cả đối với các dự án PPP đã và đang triển khai, vận hành, khai thác.

Đại biểu Trần Văn Tuấn, Phó trưởng Đoàn phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang

Tuy nhiên, Luật PPP năm 2020 mới chỉ quy định vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được sử dụng để hỗ trợ thực hiện dự án trong giai đoạn xây dựng nhằm gia tăng tính hiệu quả về tài chính cho dự án (Khoản 1 Điều 70), còn thiếu quy định về hỗ trợ khi doanh thu của dự án bị sụt giảm không do lỗi của nhà đầu tư, dẫn đến một số dự án gặp khó khăn trong giai đoạn vận hành, khai thác.

Vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật này có hiệu lực, gồm cả những dự án đang trong quá trình vận hành, khai thác. Đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, đối tượng áp dụng, cơ chế chia sẻ rủi ro của nhà đầu tư, bên cho vay khi thực hiện trong các trường hợp này”, đại biểu Trần Văn Tuấn kết luận.

Tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia các dự án PPP

Theo ông Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng, trong lần sửa đổi Luật PPP sắp tới, cần tiến hành một số điều chỉnh quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Đại biểu này đề xuất bãi bỏ quy định về hạn mức quy mô vốn đầu tư tối thiểu cho các dự án theo hình thức PPP, đồng thời cần áp dụng cơ chế linh hoạt đối với tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào các dự án này.

Đại biểu Trần Hồng Minh nhấn mạnh rằng có những tuyến đường và dự án không sử dụng vốn nhà nước vẫn thu hút sự tham gia sôi nổi của các nhà đầu tư, vì họ thấy tiềm năng vận tải lớn và khả năng thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, đối với các dự án đi qua những vùng kinh tế khó khăn, sự tham gia của Nhà nước là rất cần thiết để thu hút nhà đầu tư.

Do đó, việc bổ sung quy định vốn nhà nước tham gia không vượt quá 70% tổng vốn đầu tư là hợp lý và cần được đưa vào luật để bảo đảm tính khả thi cho các dự án này”, ông Trần Hồng Minh chỉ ra.

Đại biểu Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng

Đại biểu Trần Hồng Minh cũng cho rằng, mô hình PPP có tiềm năng khơi dậy nguồn lực khi được triển khai tại các tỉnh trung du và miền núi, nhưng để phát huy lợi thế này cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Nhà nước và nhà đầu tư.

Đại biểu này cũng nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư, bởi hiện nay Luật PPP chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm chia sẻ rủi ro, chưa có các quy định cụ thể về việc tỉnh và trung ương sẽ chịu trách nhiệm ra sao.

Ngoài ra, đại biểu Trần Hồng Minh đề xuất, bổ sung nội dung liên quan đến việc quản lý tạm ứng vốn nhà nước cho nhà đầu tư trong mua sắm vật tư để phòng ngừa rủi ro trượt giá.

Cuối cùng, để nâng cao hiệu quả chuẩn bị đầu tư, đại biểu Trần Hồng Minh cho rằng , cần rút gọn hai bước nghiên cứu tiền khả thi và khả thi thành một phần của nội dung dự án đầu tư. Điều này sẽ giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Đồng thời, trong hoạt động tư vấn, nên có cơ chế chỉ định thầu và đấu thầu linh hoạt để đảm bảo tiến độ và tiết kiệm chi phí đầu tư”, ông Trần Hồng Minh chỉ ra.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hoà Bình cho rằng, để thu hút được nhà đầu tư vào các dự án khó thì phần góp của Nhà nước phải vượt tỷ lệ hiện nay là 50%, không quá 70%.

Nếu để doanh nghiệp tham gia vốn 100% tại dự án PPP sẽ không kêu gọi được ai. Nhà nước phải chiếm tỷ trọng cao, doanh nghiệp tham gia một phần thì may ra họ mới làm. Chưa kể, có dự án khó kêu gọi nhà đầu tư tham gia PPP nên phải tăng tỷ lệ vốn góp Nhà nước tại đây”, Phó Thủ tướng nêu.

Theo Tờ trình của Chính phủ, kể từ khi Luật PPP có hiệu lực (1/1/2021), đã có 31 dự án mới đang được triển khai và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP, đều là các dự án có quy mô lớn, trọng điểm của quốc gia và các địa phương, góp phần đầu tư mở rộng, nâng cấp các công trình giao thông, kinh tế xã hội… Tuy nhiên, cũng còn nhiều vướng mắc đang đặt ra.

Đánh giá chung, các đại biểu cho rằng, đây là dự luật khó, phức tạp, việc sửa đổi là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, gỡ vướng mắc khó khăn cho các địa phương có dự án liên quan, từ đó tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng, miền còn khó khăn.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Luật Đấu thầu

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

6 tháng đầu năm 2024, số thông tin cá nhân bị đánh cắp tăng 50%

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Tập trung đào tạo nghề chất lượng cao cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Khoáng sản là 'miếng mồi ngon', những người biết cách sẽ khai thác triệt để

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Bộ Quốc phòng: Bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II cho Trung tướng Trần Công Chính

Năng lượng, thương mại, đầu tư - những lĩnh vực tiềm năng đưa quan hệ Việt Nam-Qatar phát triển toàn diện hơn

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hérnandez

Tư duy đột phá, thu hút tối đa nguồn lực mới trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tiếp tục phát triển quan hệ Việt Nam-Cuba lên tầm cao mới toàn diện, thực chất hơn

Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Quan hệ của Việt Nam với ba nước Trung Đông bước vào giai đoạn phát triển mới, mạnh mẽ và toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Qatar, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Đông

Thông cáo chung giữa hai nước Việt Nam - Qatar