Thứ sáu 18/04/2025 12:20

Đà Nẵng: Khảo sát cơ sở hạ tầng, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn

Đoàn doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng đã khảo sát thực địa cơ sở hạ tầng và cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Đà Nẵng.

Ngày 29/8, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát thực địa về cơ sở hạ tầng, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng, cơ sở đào tạo lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Đoàn khảo sát do ông Lê Vĩnh An -Phó Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng làm trưởng đoàn, cùng khoảng 40 doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực vi mạch /chu-de/cong-nghiep-ban-dan.topic.

Đoàn doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng đã khảo sát thực địa cơ sở hạ tầng và cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Đà Nẵng

Đoàn đã đến khảo sát thực địa tại 3 điểm: Khu Công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn, Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.

Khảo sát tại Công viên phần mềm số 2, các nhà đầu tư bày tỏ quan tâm đến tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong tòa nhà; thời gian đưa Công viên phần mềm số 2 đi vào hoạt động; các thủ tục, chính sách… để đăng kí hoạt động.

Khu công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng có tổng diện tích hơn 28.500m2, được khởi công xây dựng tháng 10/2022. Tổng mức đầu tư của dự án gần 900 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ đáp ứng cho cùng lúc 6.000 vị trí việc làm trực tiếp về công nghệ thông tin, công nghệ số.

Tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn, đoàn doanh nghiệp đã tìm hiểu về môi trường đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, nhân lực vi mạch bán dẫn của nhà trường. Tiến sĩ Trần Thế Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học CNTT-TT Việt Hàn - cho biết năm học 2024 - 2025, nhà trường chính thức mở ngành học thiết kế vi mạch với 72 sinh viên trúng tuyển (điểm đầu vào là 27,3 điểm).

Đối với ngành học này, theo TS. Trần Thế Sơn, từ năm 2020, nhà trường đã đề xuất Chính phủ Hàn Quốc thông qua vốn ODA hỗ trợ mở ngành thiết kế vi mạch (giảng viên, tài liệu, cơ sở vật chất). Năm 2022, dự án được phê duyệt. Năm 2023, bắt đầu triển khai và năm 2024 bắt đầu tuyển sinh. Bên cạnh hình thức đào tạo ngoài đào tạo chính quy (4,5 năm đối với kỹ sư, 3,5 năm đối với cử nhân), còn có các khoa đào tạo ngắn hạn 3 – 6 tháng để tạo cơ hội cho các cá nhân, giảng viên nâng cao trình độ.

Ngoài ngành thiết kế vi mạch, các khoa đào tạo của trường cũng chủ yếu liên quan đến công nghệ thông tin và công nghệ số.

Toàn trường hiện có 150 giảng viên về CNTT – TT, trong đó, vi mạch - điện tử khoảng 20 giảng viên. Đa số giảng viên được đào tạo ở nước ngoài (chủ yếu ở Hàn Quốc).

Để việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn nói riêng, nhân lực công nghệ thông tin - công nghệ số nói chung đạt chất lượng cao và sát với nhu cầu của doanh nghiệp, TS. Trần Thế Sơn đề xuất đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng tham gia đoàn khảo sát về việc hợp tác về đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo và tham gia đào tạo cho giảng viên, sinh viên. Tăng cường kết nối, chia sẻ tài nguyên, cơ sở vật chất để việc đào tạo đạt hiểu quả cao hơn trong thời gian tới.

Ngoài Khu công viên phần mềm số 2 và Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam, đoàn doanh nghiệp cũng đến khảo sát thực địa về cơ sở hạ tầng tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, tìm hiểu về quỹ đất, thủ tục đầu tư và chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao. Lũy kế đến hết tháng 7/2024, Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin tập trung giai đoạn 1 và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng thu hút được 532 dự án đầu tư. Gồm 399 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 34.459 tỷ đồng; 124 dự án FDI tổng vốn gần 2,08 tỷ USD.

Chương trình khảo sát thực địa là hoạt động bên lề sự kiện Ngày vi mạch bán dẫn Đà Nẵng 2024 sẽ chính thức diễn ra vào ngày mai, 30/8.

Hình ảnh chương trình khảo sát thực địa:

Khảo sát tại Công viên phần mềm số 2
Khu công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng sẽ đáp ứng cho cùng lúc 6.000 vị trí việc làm trực tiếp về công nghệ thông tin, công nghệ số.
Đoàn doanh nghiệp khảo sát tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn
Thăm trung tâm vi mạch bán dẫn và công nghệ thông tin - nơi đào tạo giảng viên nguồn lĩnh vực vi mạch bán dẫn Đà Nẵng được đặt tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn
Chương trình đào tạo nhân lực của Trung tâm vi mạch bán dẫn do Synopsys tư vấn, hỗ trợ
Ngoài ngành thiết kế vi mạch, các khoa đào tạo của trường cũng chủ yếu liên quan đến công nghệ thông tin và công nghệ số
Thăm phòng thực hành của sinh viên ngành Công nghệ thông tin
Khảo sát thực địa tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Hướng đi nào để chợ truyền thống ở Hà Tĩnh không bị 'tụt hậu'

Sau sắp xếp, tỉnh Phú Thọ dự kiến còn 66 xã

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Lai Châu: Người tử vong, người hôn mê nghi do nấm độc

Đà Nẵng: Chi tiết dự kiến 18 xã, phường và 1 đặc khu

Nghệ An lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

TP. Hồ Chí Minh: Thực phẩm ‘quý tộc’ nay rẻ bất ngờ, bán đầy chợ ‘mạng’

TP. Hồ Chí Minh: Phương án phân luồng giao thông dịp lễ 30/4

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Hà Nội vận hành bộ máy mới của cơ quan thuế

Tỉnh Thái Bình làm việc với PV GAS về phương án cấp khí LNG

Hà Nội nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải công cộng

Quảng Ngãi: Tìm giải pháp phát triển du lịch bền vững

Quảng Ninh: Xử phạt tàu du lịch Black Pearl QN-6699 vì tổ chức chơi pickleball trên boong

Đắk Nông tăng tốc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ

Bà Rịa - Vũng Tàu lấy ý kiến cử tri về sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Quảng Ninh: Đề xuất giữ tên địa danh cũ sau sáp nhập