Thứ năm 02/01/2025 21:17

Cục Hoá chất: Tập trung 10 giải pháp hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Xác định vẫn còn nhiều thách thức để hoàn thành nhiệm vụ, Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) sẽ tập trung 10 giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2024.

Nhiều nhiệm vụ cần thực hiện

Báo cáo sơ kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024 và kế hoạch, giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) nêu rõ, trong 6 tháng đầu năm 2024, Cục Hóa chất đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trên các mặt công tác. Theo đó, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã có những bước tiến quan trọng, đặc biệt là việc hoàn thiện hồ sơ Luật Hóa chất (sửa đổi) để trình Chính phủ. Hoạt động hợp tác quốc tế được đẩy mạnh thông qua việc tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế và triển khai các dự án hợp tác. Công tác quản lý hóa chất, tiền chất công nghiệp được tăng cường, góp phần đảm bảo an toàn và an ninh trong lĩnh vực hóa chất.

Về kế hoạch 6 tháng cuối năm, báo cáo của Cục Hoá chất cho biết, sẽ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và chiến lược, cụ thể tập trung hoàn thiện hồ sơ Luật Hóa chất (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024). Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05A:2020/BCT về bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm. Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất. Phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các văn bản nêu trên.

Cục Hoá chất sẽ tăng cường phối hợp liên ngành trong quản lý, kiểm soát hóa chất nguy hiểm và tiền chất. Ảnh: Cục Hoá chất

Liên quan đến cải cách hành chính và thực hiện Chính phủ điện tử, Cục Hoá chất sẽ đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phấn đấu 100% thủ tục hành chính đạt mức độ 4. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan quản lý. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hóa chất. Tiến hành rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính không cần thiết. Xây dựng cơ chế phản hồi và đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ công trong lĩnh vực hóa chất.

Nhằm phát triển ngành và hỗ trợ doanh nghiệp, theo báo cáo của Cục Hoá chất, đơn vị này cho biết sẽ tổ chức các hội nghị đối thoại định kỳ giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp để nắm bắt khó khăn, vướng mắc. Xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho doanh nghiệp đầu tư công nghệ sạch, an toàn trong sản xuất hóa chất. Thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu, trường đại học để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong ngành. Xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị ngành hóa chất. Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật cho doanh nghiệp trong ngành.

Để quản lý hóa chất và tiền chất công nghiệp, Cục Hoá chất sẽ tăng cường phối hợp liên ngành trong quản lý, kiểm soát hóa chất nguy hiểm và tiền chất. Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất về an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất. Nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về hóa chất, đảm bảo cập nhật thông tin kịp thời. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý địa phương về kiểm soát hóa chất nguy hiểm. Tăng cường hợp tác quốc tế trong chia sẻ thông tin về hóa chất nguy hiểm và tiền chất…

10 giải pháp hoàn thành nhiệm vụ

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2024, Cục Hóa chất sẽ tập trung vào 10 giải pháp, bao gồm: Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua Luật Hóa chất (sửa đổi), đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về những điểm mới của Luật.

Thứ hai, tăng cường phối hợp liên ngành trong quản lý hóa chất, đặc biệt là với các cơ quan công an, hải quan và chính quyền địa phương để kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm.

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực hóa chất, phấn đấu 100% thủ tục hành chính đạt mức độ 4.

Thứ tư, xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp ngành hóa chất, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo an toàn trong sản xuất.

Thứ năm, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hợp tác quốc tế, tăng cường tìm kiếm các nguồn hỗ trợ quốc tế cho công tác sửa đổi Luật Hóa chất và nâng cao năng lực quản lý hóa chất.

Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất có nguy cơ cao về an toàn. Kết hợp thanh tra với tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất.

Thứ bảy, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong quản lý và sản xuất hóa chất, tập trung vào các đề tài về an toàn hóa chất, kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải.

Thứ tám, nâng cao năng lực của phòng thí nghiệm, mở rộng phạm vi các chỉ tiêu thử nghiệm để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

Thứ chín, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức của Cục Hoá chất, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản lý hóa chất hiện đại.

Thứ mười, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn hóa chất, đồng thời tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Cục Hóa chất (Bộ Công Thương)

Tin cùng chuyên mục

Nhìn lại điểm nổi bật ngành công nghiệp ô tô năm 2024

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Quy định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa

Dồn lực xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp

Ô tô sản xuất trong nước đã vươn ra thị trường khu vực và quốc tế

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

10 ngành công nghiệp chủ yếu năm 2024 tăng trưởng ra sao?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực trở lại 'đường băng' tăng trưởng

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Xe đạp igus:bike làm từ nhựa tái chế đến Việt Nam trong hành trình vòng quanh thế giới

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng