Thứ hai 21/04/2025 09:13

Cục Công Thương địa phương: Nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2024

Năm 2024, Cục Công Thương địa phương xác định triển khai sớm nhiều nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo tiến độ kế hoạch cũng như chất lượng công việc được giao.

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật xác định là nhiệm vụ lớn trong năm nay, Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương tiếp tục xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công.

Phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thành xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; Nghị định quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ; xây dựng thông tư của Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn một số nội dung của Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

Lãnh đạo Bộ Công Thương thăm quan gian hàng trưng bày sản phẩm công nghiệp nông thôn bên lề Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về Khuyến công. Ảnh Văn Đốc

Về nhiệm vụ theo dõi khối Công Thương địa phương, Cục thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại; xây dựng các chương trình làm việc để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong công tác phối hợp, chỉ đạo đối với các địa phương. Đôn đốc triển khai nhiệm vụ được phân công tại các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ đối với Bộ Công Thương. Phối hợp với các Sở Công Thương chuẩn bị tổ chức Hội nghị ngành Công Thương, Hội nghị công tác khuyến công, Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại ba khu vực Bắc, Trung, Nam. Đồng thời, giải quyết kiến nghị của các địa phương; tham mưu xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế, chính sách các địa phương, các vùng...

Tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả chương trình khuyến công quốc gia, bảo đảm phát huy tối đa nguồn lực, năng lực hiện có của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên cả nước. Triển khai tổ chức thực hiện công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024 tại ba miền Bắc, Trung, Nam.

Tổ chức thực hiện quản lý cụm công nghiệp theo thẩm quyền; hướng dẫn, trả lời kiến nghị của các địa phương liên quan đến quản lý lĩnh vực này. Tổ chức Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp; tổ chức một số đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại một số tỉnh, thành phố…

Ngoài ra, Cục tăng cường phát triển mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững…

Đánh giá về triển khai công tác năm vừa qua, theo Cục Công Thương địa phương, đơn vị vẫn gặp nhiều vướng mức trong quá trình thực hiện.

Về công tác chuyên môn, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy của một số địa phương theo hướng sáp nhập đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ khuyến công thuộc Sở Công Thương vào đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh gây xáo trộn tâm lý cán bộ, viên chức và mất đi tính thống nhất trong tổ chức hệ thống khuyến công đã được quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ; ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các đề án khuyến công.

Công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch, thẩm định cấp cơ sở và chất lượng đề án khuyến công của một số địa phương còn hạn chế, việc đăng ký kế hoạch còn chậm so với quy định; nhiều cơ sở không đảm bảo được tiến độ đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch hoặc ngừng thực hiện sau khi được phê duyệt hỗ trợ.

Việc nghiên cứu, xây dựng đề án “Giải pháp phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” bị trùng với nội dung các văn bản khác đã được Chính phủ phê duyệt.

Với những khó khăn đang tồn tại, Lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của Cục Công Thương địa phương đồng lòng, quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao trong năm 2024.

Được biết năm 2023, một số nhiệm vụ lớn đã được Cục Công Thương địa phương hoàn thành và được ghi nhận đạt hiệu quả cao.

Trong đó, Cục đã phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức triển khai kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2023, đạt khoảng 99% kế hoạch. Tổ chức bình chọn và công nhận 173 sản phẩm/bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023 của 54 tỉnh, thành phố…

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Cục Công Thương địa phương

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045