Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành

Năm 2024, khối Công Thương địa phương tiếp tục chung sức thực hiện các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chung của ngành.
Bộ Công Thương đồng hành cùng nông dân trong tiêu thụ nông sản Ngành Công Thương đoàn kết, đổi mới, đóng góp cho sự lớn mạnh của đất nước

Kết quả đáng ghi nhận

Theo đánh giá từ Cục Công Thương địa phương, ngành Công Thương năm vừa qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tăng khoảng 2,3%, dù thấp hơn so với mức tăng cùng kỳ năm trước nhưng dần được cải thiện và phục hồi tích cực. Chỉ số IIP tăng ở hầu hết các địa phương trên cả nước (tăng ở 50 địa phương và giảm ở 13 địa phương).

Các địa phương giữ được tăng trưởng, gồm: Trà Vinh, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Khánh Hòa, Kiên Giang, Hà Nam, Hải Phòng, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Hậu Giang, Phú Yên, Thái Bình... Các địa phương giảm, gồm: Quảng Nam, Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Bắc Ninh, Vĩnh Long, Hòa Bình, Sóc Trăng, Lào Cai, Điện Biên, Đà Nẵng, Gia Lai, Vĩnh Phúc...

Thương mại nội địa: Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước tăng 9,8%, vượt mục tiêu kế hoạch của ngành (mục tiêu tăng 8-9%).

Các địa phương tăng cao tiêu biểu là: Hưng Yên, Ninh Bình, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bình Thuận, Sóc Trăng, Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Trà Vinh, Khánh Hòa, Bạc Liêu, Vĩnh Phúc… Doanh thu bán lẻ hàng hóa của một số địa phương có tỷ trọng lớn giữ được tăng trưởng là: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh....

Tỉnh Hà Giang xếp thứ 3 trong số các địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2022
Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành

Nguồn cung hàng hóa tại thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất được bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân. “Thị trường trong nước tiếp tục là điểm sáng hỗ trợ quá trình phục hồi tổng cầu và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của nước ta”, báo cáo của Cục Công Thương địa phương nêu rõ.

Về xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ước đạt 354,5 tỷ USD, dù không đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra (tăng 6%) nhưng cơ bản vẫn chưa phục hồi so với cùng kỳ năm trước.

Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái... là địa phương có giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn.

Một số địa phương giữ ngôi đầu về tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu, gồm: Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Hà Giang, Sơn La, Hà Nam, Cao Bằng, Ninh Thuận, An Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Tiền Giang, Quảng Trị...

Ở chiều ngược lại, các địa phương giảm sút là: Hậu Giang, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu, Cà Mau, Điện Biên...

Theo đánh giá từ Cục Công Thương địa phương, kết quả đạt được của ngành Công Thương năm vừa qua thể hiện sự nỗ lực tự thân vận động, sự linh hoạt sáng tạo của các địa phương trong thực hiện các chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương về các giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, đánh giá sâu về từng lĩnh vực, Cục Công Thương địa phương cho rằng các địa phương có thể làm tốt hơn nữa.

Tiêu biểu về công nghiệp, sản xuất công nghiệp có tăng nhưng một số địa phương tốc độ tăng trưởng thấp so với tiềm năng phát triển. Các doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng, bị sụt giảm đơn hàng. Giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng toàn cầu vẫn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước.

Tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp, thành lập mới và việc thu hút đầu tư mới còn khó khăn, một số dự án đầu tư vào cụm công nghiệp đã được cấp giấy phép đầu tư nhưng chậm triển khai hoặc đã khởi công xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp chưa đạt.

Ngân sách trung ương phân bổ cho chương trình khuyến công quốc gia chậm nên công tác triển khai thực hiện các đề án khuyến công đã bị ảnh hưởng, phần nào làm ảnh hưởng tới tính kịp thời của các chính sách nhà nước hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hậu Covid -19. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy của một số địa phương theo hướng sáp nhập đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ khuyến công thuộc Sở Công Thương vào đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh gây xáo trộn trong tâm lý cán bộ, viên chức và mất đi tính thống nhất trong tổ chức hệ thống khuyến công.

Công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch, thẩm định cấp cơ sở và chất lượng đề án khuyến công của một số địa phương còn hạn chế, việc đăng ký kế hoạch còn chậm so với quy định; nhiều cơ sở không đảm bảo được tiến độ đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch hoặc ngừng thực hiện sau khi được phê duyệt hỗ trợ.

Giải pháp trọng tâm

Sang năm 2024, nhận định bối cảnh kinh tế có khởi sắc hơn, tuy nhiên cũng phát sinh những thách thức mới, để cùng cả ngành Công Thương đạt mục tiêu đặt ra, các địa phương quán triệt thực hiện 6 giải pháp lớn.

Một là, tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01 của Chính phủ. Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn trong tình hình mới.

Hai là, tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và phát triển thị trường trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu chính ngạch gắn với tái cơ cấu ngành hàng và xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam.

Ba là, thực hiện có chất lượng, hiệu quả chương trình khuyến công quốc gia, bảo đảm phát huy tối đa nguồn lực, năng lực hiện có của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên cả nước.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) theo hướng tăng cường hiệu quả, quản lý chặt chẽ, khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành về quản lý CCN.

Phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thành xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 68/2017/NĐ-CP và Nghị định 66/2020/NĐ-CP; xây dựng Thông tư của Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn một số nội dung của Nghị định về quản lý, phát triển CCN. Tổ chức thực hiện quản lý CCN theo thẩm quyền; hướng dẫn, trả lời các kiến nghị của các địa phương liên quan đến quản lý CCN. Tổ chức một số đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý, phát triển CCN tại một số tỉnh, thành phố và thực hiện các nhiệm vụ Hoạt động phát triển CCN.

Năm là, tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững; tiếp tục công tác tuyên truyền về các chương trình.

Sáu là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống.

Để những giải pháp trên được triển khai có hiệu quả, đại diện cho khối địa phương Cục Công Thương địa phương đề nghị: Về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy tại địa phương, Lãnh đạo Bộ Công Thương có ý kiến đối với Lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố, Bộ Nội vụ hướng dẫn, chỉ đạo triển khai việc sáp nhập các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn theo hướng giữ nguyên đơn vị sự nghiệp thực hiện hoạt động khuyến công trực thuộc Sở Công Thương để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà pháp luật đã quy định, vì đây là hoạt động chuyên môn đặc thù của ngành.

Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Nghị định về quản lý, phát triển CCN.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Công Thương địa phương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Ngày 8/5, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm đầu tiên với chủ đề “Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam”.
Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Ngày 16/5, Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII-năm 2024 sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Được coi là “tài sản quý giá nhất”, trong bất kỳ bối cảnh nào người lao động luôn được doanh nghiệp ngành dệt may cố gắng giữ việc làm, ổn định thu nhập.
Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó giấy bao bì sản xuất chiếm 86% tổng sản lượng, đứng đầu Đông Nam Á.
Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện tử, từ đó giúp các DN trong nước tham gia vào quá trình hoàn thiện chuỗi cung ứng.

Tin cùng chuyên mục

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Những ưu đãi hấp dẫn mới có hiệu lực giúp các địa phương thuận lợi trong thu hút đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp.
Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa ổn định và thiếu bền vững, do doanh nghiệp khó tiếp cận được đơn hàng lớn và dài hạn.
Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Vướng mắc trong thực hiện trình tự thủ tục đầu tư hạ tầng khiến Quảng Ngãi gặp khó trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Thúc đẩy hợp tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, kết hợp với mua sắm vũ khí, khí tài mới, hiện đại, chuyển giao công nghệ mới...
Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động