Chủ nhật 24/11/2024 12:16

Công tác dân tộc năm 2016: Nhiều dấu mốc đáng nhớ

Năm 2016, ngành Dân tộc kỷ niệm 70 năm thành lập, đây cũng là năm diễn ra Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ 12, cuộc Bầu cử Ðại biểu Quốc hội khóa 14,… đồng chí Ðỗ Văn Chiến được tín nhiệm và chính thức trở thành Bộ trưởng, Chủ nhiệm của Ủy ban Dân tộc. Ngay trong năm 2016, nhiều chính sách mới về phát triển vùng miền núi và DTTS đã được Chính phủ thông qua.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao Bằng chứng nhận và gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của UBDT

Công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược

Nghị quyết đại hội 12 của Đảng về công tác dân tộc nêu rõ “Đại đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đảm bảo các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đồng bào DTTS, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Duyên hải miền Trung. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc”.

Trên tinh thần này, phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập cơ quan công tác dân tộc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, chiến lược và chương trình hành động về công tác dân tộc đến năm 2020 phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển xã hội của các vùng, các địa phương. Cùng với đó, tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về công tác dân tộc, trọng tâm là nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Dân tộc. Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở vùng dân tộc và miền núi…

86 đại biểu Quốc hội là đồng bào DTTS

Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 cho thấy, trong cơ cấu đại biểu Quốc hội trúng cử lần này, có 17,30% tổng số đại biểu trúng cử là người DTTS, tương ứng với 86 người (tăng so với khóa trước là 11 người). Tại cuộc gặp mặt của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước với 86 đại biểu Quốc hội là người DTTS, bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Với tinh thần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, các vị đại biểu Quốc hội là người DTTS cần đề cao trách nhiệm, mạnh dạn, nỗ lực vươn lên, tự tin vượt qua chính mình để tiếp tục học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện và tích cực tham gia vào hoạch định chính sách, phấn đấu hoàn thành tốt trách nhiệm của người đại biểu nhân dân”.

Ông Đỗ Văn Chiến - Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT - cũng tin tưởng rằng, nhiệm kỳ này, các đại biểu Quốc hội sẽ đóng góp được nhiều trí tuệ, công sức đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc để giúp đồng bào bớt khó khăn, có cuộc sống khá hơn, rút ngắn khoảng cách với vùng phát triển.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến tặng quà lưu niệm cho Thiếu tướng Than Htút - Thứ trưởng Bộ Các vấn đề biên giới Myanmar

Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế

Với nhiều chính sách dành cho đồng bào DTTS được triển khai, Việt Nam đang được đánh giá là một trong số ít quốc gia dành sự quan tâm đặc biệt cho đồng bào dân tộc, và sử dụng hiệu quả những nguồn lực hỗ trợ của quốc tế.

Năm 2016, UBDT đã tiếp đón nhiều đoàn đại biểu quốc tế đến từ Lào, Trung Quốc, Myanmar... đến tìm hiểu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, thực hiện công tác dân tộc. Về phía UBDT, nhiều đoàn công tác của ủy ban cũng được cử đi đến các nước bạn để học tập và tìm hiểu về những giải pháp hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đã có nhiều buổi gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi công việc với Đại sứ quán Ai Len, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam – những tổ chức đã nhiều năm hợp tác, dành sự hỗ trợ lớn cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Trong đó có những vấn đề liên quan đến xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững vùng miền núi và DTTS của Việt Nam. Tại các buổi tiếp xúc, nhiều tổ chức quốc tế cam kết vẫn sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực thực hiện chương trình cho cán bộ thực hiện các chương trình dành cho vùng miền núi và DTTS.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Công tác dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao