Thứ tư 13/11/2024 07:49

Công nghiệp Đà Nẵng có dấu hiệu cải thiện nhưng rất chậm

Chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số tiêu thụ công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng có dấu hiệu tăng nhưng rất chậm và doanh nghiệp dự báo sẽ còn nhiều khó khăn.

Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) thành phố tháng 8/2023 tăng 3,4% so với tháng 7/2023, giảm 1,3% so với cùng kỳ 2022. Tính chung 8 tháng, chỉ số IIP giảm 2% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo – lĩnh vực mũi nhọn chủ lực của công nghiệp Đà Nẵng vẫn tiếp tục giảm sâu 3,6%. Một số ngành chủ lực bị áp lực chi phí sản xuất, giá nguyên liệu tăng trong khi thiếu đơn hàng như ngành dệt (giảm 10,8%), sản xuất da và các sản phẩm liên quan (giảm 11,5%), sản phẩm từ cao su và plastic (giảm 11,5%), công nghiệp chế biến, chế tạo khác (giảm 39,6%),…

Chỉ số sản xuất công nghiệp Đà Nẵng tháng 8/2023 có cải thiện so với tháng trước nhưng vẫn còn giảm so với cùng kỳ 2022; tồn kho ngành chế biến, chế tạo đang ở mức rất cao

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8/2023 đã khởi sắc, tăng 3,4% so với tháng 7/2023 nhưng vẫn giảm 2,7% so với cùng kỳ 2022. Điều này cho thấy sức mua tiêu dùng thế giới nói chung, trong nước nói riêng vẫn chưa được khôi phục. Tính chung 8 tháng năm 2023, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo Đà Nẵng giảm 3,6% so với cùng kỳ.

Tồn kho ngành chế biến chế tạo tiếp tục ghi nhận tăng nhẹ so với tháng 7/2023, và tăng tới 27,6% so với cùng kỳ 2022. Sức tiêu thụ chậm, một số ngành hiện đang có mức tồn kho rất lớn như sản xuất, chế biến thực phẩm tồn kho gấp 1,62 lần so với năm 2022, sản xuất trang phục tồn kho tăng gấp 1,33 lần;… Song song với đó, chỉ số sử dụng lao động toàn ngành công nghiệp hầu như chưa có cải thiện và tiếp tục duy trì giảm so với năm 2022. Chỉ số sử dụng lao động tháng 8/2023 giảm 9,7% so với năm 2022. Tính chung 8 tháng, chỉ số sử dụng lao động giảm 6,5% so với cùng kỳ.

Một phần lớn nguyên nhân của tồn kho tăng, chỉ số sản xuất công nghiệp chưa được cải thiện tốt là bởi xuất khẩu thành phố đang tiếp tục chịu tác động tiêu cực của thế giới. Kim ngạch xuất khẩu Đà Nẵng tháng 8/2023 chỉ đạt 162 triệu USD, tăng không đáng kể (0,5%) so với tháng 7/2023, nhưng giảm tới 19,5% so với cùng kỳ 2022; nhập khẩu đạt 90 triệu USD, tăng 10% so với tháng 7/2023, nhưng giảm tới 36% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Đà Nẵng ước đạt hơn 1,93 tỷ USD, giảm 19,5% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 1,23 tỷ USD, giảm 14,1%, nhập khẩu đạt 706 triệu USD, giảm 27,4%.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn thành phố cho biết vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn trong 4 tháng cuối năm. Nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng không thiết yếu.

“Năm nay dự kiến kim ngạch xuất khẩu của chúng tôi sẽ giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2022. Sức mua thị trường trong nước cũng giảm rất mạnh. Hiện chúng tôi đã chuẩn bị cho các hợp đồng năm 2024 nhưng dự báo sẽ tiếp tục khó khăn và sức mua sẽ vẫn chưa được cải thiện”, ông Nguyễn Xuân Sơn – Giám đốc Công ty TNHH Chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu Hương Quế Đà Nẵng nói.

Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lâm sản, hiện đã vào mùa hàng mới, tuy nhiên theo nhiều doanh nghiệp hiện đơn hàng mới chỉ đạt bằng 30 – 40% so với năm trước. “Người tiêu dùng ở thị trường xuất khẩu siết chặt chi tiêu, giảm chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu, vì vậy, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn trong ký kết đơn hàng cho mùa hàng này”, đại diện một doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lâm sản Đà Nẵng cho biết.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Tháng 10, sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương trên cả nước

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu