Chủ nhật 22/12/2024 19:49

Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tiền Giang

Trong 7 tháng năm 2024, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng hơn 9,5%, tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Tiền Giang.

Công nghiệp - động lực tăng trưởng kinh tế

Trong 7 tháng năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang đạt được nhiều kết quả quan trọng và tiếp tục hồi phục nhanh và tăng trưởng mạnh mẽ trên tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là lĩnh vực công nghiệp.

Trong 7 tháng năm 2024, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,54%, tiếp tục đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của ngành công nghiệp Tiền Giang (Ảnh: Thanh Minh).

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2024 tăng 7,07% so với tháng trước, trong đó ngành /chu-de/cong-nghiep-che-bien-che-tao.topic tăng 7,25%. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 10% so cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,54%, tiếp tục đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của ngành công nghiệp Tiền Giang.

Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ như: Lốp hơi mới bằng cao su, loại dùng cho xe buýt, xe tải hoặc máy bay tăng 74,4%; dây thép không gỉ tăng 73,9%; dịch vụ sản xuất thiết bị điện chiếu sáng tăng 61,8%; quả và hạt ướp lạnh tăng 53%; cá phi lê đông lạnh tăng 45,3%; giấy vệ sinh tăng 29%; bóng thể thao khác tăng 17,8%...

Tuy nhiên, cũng có một số ngành mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ, do đó ảnh hưởng đến chỉ số tăng trưởng chung toàn ngành như: áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo gió cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 17,8%; bia đóng chai giảm 16,3%; phân vi sinh giảm 11,9%; túi xách giảm 7,9%; giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài giảm 7%; cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục giảm 4,6%...

Trả lời phóng viên Báo Công Thương, ông Lưu Văn Phi - Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang - cho biết, mặc dù hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đối mặt với các thách thức chung của các thị trường đối tác lớn.

Tuy nhiên, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ sản xuất trong nước và xuất khẩu, nên hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại của tỉnh tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023.

Đặc biệt, sản xuất công nghiệp trên đà hồi phục và tăng trưởng ấn tượng đã kéo theo hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tăng cao so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 7 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt gần 3,43 tỷ USD, tăng 10,81% và đạt 68,58% so với kế hoạch năm.

Nhìn chung trong 7 tháng năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp của Tiền Giang đã có sự chuyển biến tích cực, phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục sản xuất tăng, giữ vai trò dẫn dắt phát triển công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.029 doanh nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm tỷ trọng khoảng 98% trong tổng số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cụm công nghiệp

Nhằm tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp, thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang - cho biết: Trong thời gian tới, Sở tiếp tục theo dõi nắm tình hình sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết.

Trong thời gian tới, Sở Công Thương Tiền Giang tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn để thúc đẩy phát triển công nghiệp (Ảnh minh họa).

Theo đó, Sở tiếp tục triển khai thực hiện: Đề án Tái cấu trúc ngành công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chương trình khuyến công giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đúng định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đặc biệt, nhằm khơi dậy các nguồn lực phục vụ cho phát triển các lĩnh vực công nghiệp, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhanh và bền vững. Thời gian tới, Sở Công Thương theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc thực hiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sở tiếp tục phối hợp, nắm bắt thông tin có liên quan đến công tác triển khai hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Từ đó, kịp thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Khu công nghiệp Tân Phước 1, Khu công nghiệp Tân Phước 2, Khu công nghiệp Bình Đông, Khu công nghiệp Dịch vụ dầu khí Soài Rạp; Cụm công nghiệp Thạnh Tân, Gia Thuận 2.

Cùng với đó, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư các Cụm công nghiệp Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, Mỹ Phước 3; tổng hợp ý kiến chủ trương đầu tư Cụm công nghiệp Long Trung, Cụm công nghiệp Mỹ Phước Tây.

Song song đó, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn chỉnh các thủ tục để mời gọi nhà đầu tư sản xuất công nghiệp tại khu đất 200 ha thị trấn Mỹ Phước (huyện Tân Phước) và khu đất 54,97 ha tại xã Tam Hiệp và xã Long Định (huyện Châu Thành); cũng như tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư thu hút đầu tư các khu đất trên và dự án thứ cấp vào các khu, cụm công nghiệp và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp. Đồng thời xây dựng các kế hoạch, đề án, chương trình phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh, Bộ Công Thương theo quy định.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Tiền Giang

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản