Thứ tư 01/01/2025 21:58

Công nghệ chế biến nông sản: Thay đổi trước khi quá muộn

Câu chuyện hàng nông sản Việt dù có chất lượng tốt, nhưng khâu bảo quản, chế biến chưa đạt chuẩn… dẫn tới giảm sức cạnh tranh trên thị trường không còn mới. Tuy nhiên, khi Việt Nam tham gia vào nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, thì việc đáp ứng các tiêu chuẩn này càng trở nên cấp thiết.

Xuất khẩu sụt giảm mạnh

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu (XK) nông sản Việt Nam chỉ đạt 2,72 tỷ USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội Rau quả Việt Nam lý giải, XK nông sản sụt giảm là do dịch Covid-19 và những thay đổi trong chính sách nhập khẩu của các nước.

Giới thiệu nông sản chế biến tại thị trường nước ngoài

Điển hình như thị trường Trung Quốc, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết: Đây là thị trường tiêu thụ lớn của nông sản Việt song gần đây sức tiêu thụ của thị trường này giảm rõ rệt. Theo đó, XK sang Trung Quốc chỉ đạt 1,43 tỷ USD, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2019, do nước này tăng cường kiểm tra, giám sát, đưa ra các quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn về xuất xứ, vùng trồng, bao bì, nhãn mác.

Hay ở thị trường Thái Lan, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Thái Lan đã ban hành các quy định điều chỉnh giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nhập khẩu nông sản tươi vào nước này kể từ ngày 1/8/2020. Khiến XK nông sản từ các nước, trong đó có Việt Nam vào Thái Lan gặp nhiều khó khăn.

Ở các thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ… dù chưa có quy định mới, song nông sản Việt XK cũng phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe như: Quy trình sản xuất phải đảm bảo tiêu chuẩn GlobalGAP, các tiêu chuẩn môi trường, an toàn khác.

Điểm đáng chú ý, Việt Nam đã tham gia hàng loạt FTA thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)… song không phải mặt hàng nông nghiệp nào cũng tận dụng được cơ hội, bởi hầu hết chỉ xuất thô. Trong khi đó, sản phẩm được giảm thuế là mặt hàng chế biến sâu và người tiêu dùng cũng đang có xu hướng sử dụng sản phẩm chế biến sâu nhiều hơn.

"Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2020, XK hàng rau, quả chế biến đạt 237 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2019. Cho thấy, sản phẩm rau, quả chế biến không chịu tác động của đại dịch Covid-19 và hàng rào kỹ thuật trong thương mại" - ông Nguyên phân tích.

Cần cơ chế khuyến khích

Những chính sách mới, thay đổi liên tục là xu hướng tất yếu ở hầu hết các thị trường. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp và các địa phương cần tăng cường phổ biến thông tin đến từng DN, hộ sản xuất để hiểu rõ, nâng cao năng lực thực thi và đáp ứng các quy định thị trường của hai bên, tạo thuận lợi cho XK nông sản.

Tuy nhiên, để chế biến sâu mặt hàng nông sản không dễ, bởi việc thay đổi công nghệ đang gặp không ít khó khăn do tất cả máy móc chế biến rau, quả, nông sản phải nhập khẩu từ nước ngoài, nên giá thành rất cao. Các DN cho rằng, để giảm chi phí đầu tư máy móc, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị liên quan cần liên kết với các DN, tập trung nghiên cứu các loại máy móc sơ chế, chế biến rau, quả nông sản. Theo đó, có nhiều loại máy mà Việt Nam có thể chế tạo như: Máy rửa hoa quả, máy bóc vỏ, máy ép nước… và cần có cơ chế khuyến khích để DN đầu tư sản xuất máy móc này.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch HĐQT Vina T&T Group, trái cây tươi, chất lượng tốt luôn có giá trị XK cao, nhưng công nghệ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển của Việt Nam hiện còn hạn chế, khiến nhiều sản phẩm khi đến các thị trường xa như: EU, Mỹ bị giảm chất lượng, không còn tươi ngon nên rất khó bán.

Phát triển công nghiệp chế biến không chỉ đơn giản là phát triển dây chuyền sấy, ép nước… mà còn phải đầu tư công nghệ xử lý, bảo quản sau thu hoạch và phát triển logistics, phục vụ vận chuyển rau, quả.
Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm