Công bố chỉ dẫn địa lý cho hồng không hạt Quản Bạ

Thời điểm cuối tháng 9/2017, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ công bố chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ (Hà Giang). Đây là chỉ dẫn địa lý thứ 3 của Hà Giang sau mật ong Bạc Hà và cam sành Hà Giang.
Công bố chỉ dẫn địa lý cho hồng không hạt Quản Bạ
Thu hái quả hồng không hạt

Cây hồng không hạt đã được bà con dân tộc thiểu số huyện Quản Bạ trồng từ hàng chục năm nay. Đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích cây hồng không hạt trên địa bàn huyện Quản Bạ có gần 100 héc-ta. Trong đó, có gần 60 héc-ta đang cho thu hoạch, sản lượng đạt 560 tấn quả/năm. Với nhiều thành phần tốt cho sức khỏe nên hồng không hạt Quản Bạ tiêu thụ ngoài thị trường tương đối ổn định và đem lại giá trị kinh tế cao cho các hộ dân.

Với những giá trị kinh tế và đặc thù sản phẩm nằm trong vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Hà Giang đã đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ nhận hỗ trợ xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ vào tháng 7/2017. Đây là công cụ hữu hiệu bảo vệ người sản xuất, chống các hành vi gian lận thương mại, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Đồng thời, giúp người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Đây cũng là hướng đi phù hợp với điều kiện sản xuất cụ thể của tỉnh Hà Giang trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để phát triển chỉ dẫn địa lý hồng không hạt Quản Bạ, UBND tỉnh Hà Giang cần xây dựng và hoàn thiện các chính sách, tổ chức bộ máy quản lý nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức và người dân có thể sử dụng chỉ dẫn địa lý một cách hiệu quả. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các nguồn lực để doanh nghiệp, người dân áp dụng khoa học kỹ thuật trong công đoạn sản xuất và bảo quản. Các tổ chức, cá nhân được sử dụng chỉ dẫn địa lý cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình nhằm duy trì danh tiếng và vị trí của sản phẩm trên thị trường. UBND tỉnh Hà Giang cần phát huy được giá trị sau khi được Nhà nước bảo hộ. Chú trọng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, giữ vững thị trường một cách hiệu quả và bền vững. Đặc biệt, bà con các dân tộc thiểu số huyện Quản Bạ và các huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang thuộc khu vực Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng hồng không hạt để nâng cao giá trị, phát triển bền vững hồng không hạt Quản Bạ mang chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị.

Ông Nguyễn Minh Tiến - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang cho biết, thời gian qua, để xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững cây hồng không hạt đặc sản, UBND tỉnh đã chỉ đạo huyện Quản Bạ cần thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng quản lý hồng không hạt Quản Bạ, nhằm giữ vững chất lượng; đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa người dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã để phát triển bền vững. Các sở, ban ngành chuyên môn của tỉnh cần giám sát kỹ quy trình kỹ thuật trồng, quản lý chất lượng hồng không hạt; đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá xúc tiến thương mại sản phẩm hồng không hạt.

Việc công bố chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ đã đưa Hà Giang trở thành một trong những địa phương có nhiều chỉ dẫn địa lý nhất của Việt Nam.

Nhiều sản phẩm đặc sản của Hà Giang đã được bảo hộ thương hiệu như: Mật ong Bạc Hà của Cao nguyên đá Đồng Văn, cam sành Hà Giang, chè Hoàng Su Phì… Các thương hiệu này đã phát huy hiệu quả kinh tế sau khi được bảo hộ, đặc biệt là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc Hà đã đem lại hiệu quả ngoài mong đợi khi giá thành sản phẩm tăng từ 2 - 2,5 lần.
Hiền Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ dẫn địa lý

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Xem thêm