Chủ nhật 24/11/2024 22:46

Cơ hội xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Algeria

Theo Hải quan Algeria, mỗi năm nước này nhập khẩu 32.000 tấn thủy hải sản, kim ngạch đạt 90-100 triệu USD.

Mặc dù có bờ biển dài gần 1.000km song sản lượng đánh bắt thủy hải sản của Algeria chỉ đạt 100.000 tấn/năm. Thủy hải sản tại Algeria bán rất đắt, không phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân.

Các nước cung cấp chính thủy hải sản cho Algeria gồm: Tadjikistan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Morocco. Tổng thuế và phí nhập khẩu là 53% (trong đó thuế nhập khẩu 30%, VAT 19%, thuế khấu trừ 2% và thuế đoàn kết 2%).

Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeriakhoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD.

Trong 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là cá tra, basa filet đông lạnh đạt 780 055 USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2021. Trên thị trường, cá tra filet Việt Nam được bán với giá khoảng 9,5 USD/kg (ngang với loại cá rẻ nhất đánh bắt tại Algeria là cá sardine), mực ống giá 8 USD/kg.

Các doanh nghiệp nhập khẩu Algeria cho biết, cá tra, basa, filet được người dân nước này ưa chuộng về chất lượng và giá cả. Tuy nhiên, từ hai năm trở lại đây, do tác động của dịch Covid-19, cước vận tải tăng, nên giá bán mặt hàng này đã tăng từ 2 - 3 lần.

Quy định về sử dụng chất phụ gia bảo quản thực phẩm với thủy hải sản nhập khẩu vào Algeria: Ngày 4/7/2017, Cơ quan kiểm soát kinh tế và trấn áp gian lận thương mại Algeria đã có công văn gửi các sở thương mại và các cảng biển nước này về vấn đề sử dụng các chất phụ gia bảo quản thực phẩm ký hiệu SIN 330, SIN 331 và SIN 451 đối với cá nguyên con, cá filet và các sản phẩm đánh bắt được đông lạnh.

Theo đó, trên bao bì hàng nhập khẩu phải ghi rõ các chất phụ gia bảo quản nói trên, nếu không hàng sẽ bị ách tại cảng khi vào Algeria. Cụ thể:

Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Axít Xitric (SIN 330) được phép sử dụng đối với thủy hải sản.

- Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Citrate de Sodium (SIN 331) có thể có các dạng sau:

+ SIN 331 (i): Citrate Biacide de Sodium: Được phép sử dụng

+ SIN 331 (ii): Citrate Monoacide Disodique: Không được phép sử dụng

+ SIN 331 (iii): Citrate Trisodique: Được phép sử dụng

- Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Triphosphates (SIN 451) có thể có 03 dạng sau:

+ SIN 451 (i): Triphosphate pentasodique: Được phép sử dụng

+ SIN 451 (ii): Triphosphate pentapotassique: Được phép sử dụng.

+ SIN 451 (iii): Triphosphate de sodium et potassium: Không được phép sử dụng.

Từ tháng 9/2021, Algeria tạm ngừng nhập khẩu cá ngừ và sản phẩm đánh bắt đóng hộp.

Để tăng cường cung cấp thông tin thị trường, kết nối cơ hội giao thương, Thương vụ Việt Nam tại Algeria xin giới thiệu danh sách doanh nghiệp Algeria nhập khẩu thủy hải sản (kèm theo) để các công ty trong nước quan tâm liên hệ.

Hoàng Đức Nhuận - Thương vụ Việt Nam tại Algeria
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Algeria

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ