Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài cuối: Nâng sản phẩm từ lượng và chất.

Để nông sản Điện Biên có chỗ đứng trên thị trường, cần một giải pháp tổng thể, giải quyết các điểm nghẽn và hướng tới phát triển bền vững.
Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 1: Khó chồng khó Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2: Định vị từ thương hiệu

Để hiểu hơn vấn đề này, Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên.

Xây dựng Điện Biên trở thành trung tâm nông nghiệp của vùng Tây Bắc

PV: Với những tiềm năng, thế mạnh của Điện Biên đang có, theo ông, đâu là những thách thức lớn nhất đối với nông sản của tỉnh trong việc nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường hiện nay?

Gỡ đầu ta cho nông sản Điện Biên - Bài 3:
Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên. Ảnh: Đỗ Nga

- Ông Nguyễn Văn Dũng: Điện Biên là tỉnh có nhiều tiềm năng về nông nghiệp nhờ điều kiện tự nhiên phong phú, khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng. Nhiều sản phẩm như chè Shan tuyết Tủa Chùa, gạo tám Điện Biên đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Kim ngạch xuất khẩu nông sản cũng tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là các mặt hàng như cà phê và cao su sang thị trường Trung Quốc, Lào. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn cũng tăng lên 26 triệu đồng/năm, cho thấy hiệu quả của các giải pháp liên kết chuỗi giá trị.

Với diện tích tự nhiên hơn 954.000 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp chiếm gần 76%, sở hữu tiềm năng to lớn để phát triển nông sản. Theo đó, Điện Biên có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trở thành một trong những trung tâm nông nghiệp của vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng này, tỉnh đang đối mặt với nhiều điểm nghẽn cần được giải quyết triệt để.

Một trong những điểm nghẽn lớn nhất của nông nghiệp tỉnh Điện Biên là tình trạng sản xuất manh mún, thiếu quy hoạch vùng trồng tập trung. Hiện nay, phần lớn diện tích đất nông nghiệp do các hộ gia đình quản lý, với quy mô nhỏ lẻ, dẫn đến khó khăn trong việc hình thành các vùng nguyên liệu lớn đáp ứng nhu cầu chế biến và xuất khẩu. Ví dụ, cây mắc ca – một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh đã được phê duyệt trồng trên diện tích gần 97.514 ha, nhưng đến nay mới thực hiện được hơn 6.585 ha, một phần do đất đai phân tán và thủ tục pháp lý phức tạp.

Hạ tầng giao thông là yếu tố then chốt để đưa nông sản Điện Biên ra thị trường trong và ngoài nước. Dù đã có những cải thiện, như dự án nâng cấp Cảng hàng không Điện Biên, hệ thống đường bộ liên kết với các tỉnh lân cận như Sơn La, Lai Châu và các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội vẫn còn hạn chế. Địa hình đồi núi phức tạp và chi phí logistics cao khiến nông sản Điện Biên khó cạnh tranh về giá cả và thời gian vận chuyển.

Hiện nay, mối liên kết giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp tại Điện Biên còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng sản phẩm dư thừa trong mùa vụ và thiếu hụt ngoài vụ. Ngoài ra, phần lớn nông sản Điện Biên được tiêu thụ dưới dạng thô hoặc sơ chế, như gạo đóng bao, miến dong nguyên sơ, khiến giá trị gia tăng thấp. Năng lực chế biến sâu còn hạn chế do thiếu công nghệ và nhà máy chế biến quy mô lớn.

Dù sở hữu nhiều đặc sản nổi tiếng như gạo Tám thơm, nếp nương hay mắc ca, thương hiệu nông sản Điện Biên vẫn chưa được định vị rõ ràng trên thị trường. Công tác xúc tiến thương mại và quảng bá còn hạn chế, khiến sản phẩm chưa tiếp cận được các thị trường lớn.

Gỡ đầu ta cho nông sản Điện Biên - Bài 3:
Việc giải quyết đồng bộ các điểm nghẽn sẽ tạo ra bước đột phá cho ngành nông nghiệp Điện Biên. Ảnh: Đỗ Nga

PV: Với những thách thức đó, Sở Công Thương cũng như các cơ quan ban ngành của tỉnh đã và đang triển khai những giải pháp tổng thể nào để giải quyết vấn đề này, nhằm đưa nông sản Điện Biên phát triển bền vững?

- Ông Nguyễn Văn Dũng: Trong nhiều cuộc họp của lãnh đạo tỉnh với các đơn vị chức năng trên địa bàn, đã có một số chiến lược tổng thể được xây dựng với nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung vào các trọng tâm chính như:

Để xây dựng quy hoạch vùng trồng tập trung, Điện Biên đã và đang rà soát và lập bản đồ quy hoạch chi tiết cho từng loại nông sản chủ lực như gạo, mắc ca, chè, cà phê và cây ăn quả. Các vùng trồng cần được xác định dựa trên điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và nhu cầu thị trường, tránh chồng lấn hoặc lãng phí tài nguyên. Tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Để phát triển chuỗi giá trị bền vững, Sở Công Thương cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan đang đẩy mạnh liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và các cơ sở chế biến để tạo ra chuỗi cung ứng khép kín. Ví dụ, với gạo Điện Biên, chúng tôi hỗ trợ xây dựng các mô hình liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân và nâng cao giá trị gia tăng qua chế biến sâu. Với chè Shan tuyết, chúng tôi hỗ trợ xây dựng các hợp tác xã sản xuất theo hướng bảo tồn cây chè cổ thụ, kết hợp chế biến sâu để tạo ra các sản phẩm như trà túi lọc, trà hòa tan, vừa tăng giá trị gia tăng, vừa giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng.

Đặc biệt, cần xây dựng chuỗi liên kết liên vùng với các tỉnh lân cận như Sơn La, Lai Châu để hình thành chuỗi cung ứng nông sản khu vực Tây Bắc, tận dụng thế mạnh của từng địa phương và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Gỡ đầu ta cho nông sản Điện Biên - Bài 3:
Phát triển nông sản tại Điện Biên không chỉ là câu chuyện nâng cao giá trị kinh tế mà còn là động lực để cải thiện đời sống người dân, giảm nghèo và khẳng định vị thế của tỉnh trong khu vực. Ảnh: Đỗ Nga

Bên cạnh đó, cần giải pháp đột phá hạ tầng giao thông, cắt giảm chi phí từ việc nâng cấp hệ thống đường bộ. Xây dựng các trung tâm logistics tại các khu vực sản xuất lớn như TP. Điện Biên Phủ, huyện Mường Chà hoặc Mường Nhé, tích hợp kho lạnh, hệ thống bảo quản và vận chuyển chuyên dụng. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ logistics bằng các chính sách ưu đãi thuế và hỗ trợ vốn.

Đưa nông sản Điện Biên ra thị trường quốc tế cần chú trọng xây dựng thương hiệu địa phương như cần đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chủ lực như "Gạo Điện Biên", "Mắc ca Điện Biên", đồng thời thiết kế logo, bao bì chuyên nghiệp để tăng nhận diện thương hiệu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm

PV: Thời gian tới, Sở Công Thương Điện Biên sẽ triển khai những giải pháp gì thúc đẩy hiệu quả tiêu thụ nông sản không chỉ trong nước và còn mở rộng sang thị trường nước ngoài?

- Ông Nguyễn Văn Dũng: Nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ nông sản và các sản phẩm đặc trưng của bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Sở Công Thương sẽ tiếp tục triển khai một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới cụ thể như:

Tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu ra sản phẩm cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như việc hỗ trợ các hộ kinh doanh, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tỉnh Điện Biên tham gia các Hội chợ nhằm quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh Điện Biên. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại thông qua các hội nghị kết nối giao thương, qua đó tạo điều kiện cho các nhà cung cấp, cơ sở sản xuất của các địa phương trong khu vực Tây Bắc kết nối với các doanh nghiệp xuất khẩu; kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các sản phẩm đặc trưng của các tỉnh Tây Bắc với các nhà phân phối, trung tâm bán lẻ của các tỉnh, thành phố lớn trong nước để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số... đến với người tiêu dùng để tìm kiếm, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt, ưu tiên phát triển hạ tầng thương mại nông thôn như: Hệ thống chợ, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hoá và cung ứng dịch vụ.

Gỡ đầu ta cho nông sản Điện Biên - Bài 3:
Sở Công Thương Điện Biên sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu ra sản phẩm cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: Đỗ Nga

Triển khai có hiệu quả các đề án khuyến công quốc gia, địa phương trong đó ưu tiên hỗ trợ việc ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại trong chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm đặc trưng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao giá trị, năng suất và chất lượng, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Tham gia các sàn thương mại điện tử như Alibaba, Amazon để tiếp cận khách hàng quốc tế. Đồng thời, tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA để mở rộng thị trường xuất khẩu. Mục tiêu là đến năm 2030, nông sản Điện Biên không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn trở thành thương hiệu uy tín trên bản đồ xuất khẩu quốc tế.

Phát triển nông sản tại Điện Biên không chỉ là câu chuyện nâng cao giá trị kinh tế mà còn là động lực để cải thiện đời sống người dân, giảm nghèo và khẳng định vị thế của tỉnh trong khu vực. Việc giải quyết đồng bộ các điểm nghẽn sẽ tạo ra bước đột phá cho ngành nông nghiệp Điện Biên. Để thực hiện hiệu quả, tỉnh cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân, cùng với sự hỗ trợ từ trung ương về vốn, công nghệ và chính sách. Với tiềm năng sẵn có và chiến lược đúng đắn, Điện Biên hoàn toàn có thể đưa nông sản trở thành mũi nhọn kinh tế, góp phần vào mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.

Đỗ Nga - Ngọc Hoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Điện Biên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tạo thuận lợi sớm thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu (Hải Nam) và các địa phương liên quan.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Hội thảo khoa học kết hợp triển lãm thương mại Beauty Summit 2025 với quy mô hơn 250 gian hàng sẽ là cơ hội xúc tiến thương mại trong ngành làm đẹp.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Theo các chuyên gia, để đối phó với hàng giả, hàng nhái trên thị trường, công nghệ truy xuất nguồn gốc được xem là tối ưu trong bối cảnh hiện nay.
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế quý I của nhiều địa phương đã vượt kịch bản đề ra từ đầu năm, tạo đà cho việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Ưu tiên thúc đẩy, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là nhiệm vụ được Chính phủ đặt ra. Nhiều giải pháp đã được chuyên gia hiến kế.
Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Việc mở rộng chuỗi sản phẩm muối Tuyết Diêm không chỉ đa dạng hoá thị trường tiêu thụ mà còn tạo công ăn việc làm cho bà con trên địa bàn.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Philippines sẽ là quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm 2025. Đây là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam, song sức ép cũng vô cùng lớn.
Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Ngày 12/4, Tổng thống Trump vừa ban hành quyết định miễn thuế đối ứng cho hàng loạt thiết bị điện tử, tín hiệu tích cực cho ngành công nghệ và người tiêu dùng.
KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

Trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới, hoạt động của KOL đang vượt khỏi khung pháp lý hiện hành, đặt ra loạt thách thức mới cho quản lý nhà nước.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, EU đã ban hành thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam.
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Công nghệ số giúp truy xuất, bảo vệ hàng xuất khẩu

Công nghệ số giúp truy xuất, bảo vệ hàng xuất khẩu

Trước nguy cơ bị siết chặt kiểm soát xuất xứ từ Hoa Kỳ, công nghệ truy xuất nguồn gốc như DeepQR hỗ trợ doanh nghiệp Việt bảo vệ hàng hóa và uy tín xuất khẩu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Mobile VerionPhiên bản di động