Thứ hai 18/11/2024 12:24
Nhãn lồng Hưng Yên đưa lên các chuyến bay của Vietnam Airlines:

Cơ hội quảng bá đặc sản vùng miền

Kể từ ngày 01/8 đến 15/8/2019, hành khách có cơ hội thưởng thức đặc sản nhãn lồng Hưng Yên trên chuyến bay của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam phục vụ cho hành khách hạng Thương gia trên đường bay giữa Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh và các đường bay quốc tế xuất phát từ hai thành phố này.

Đây là kết quả của Biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ nông sản giữa Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và Hợp tác xã Nễ Châu - một trong những doanh nghiệp đạt chứng chỉ VietGAP cho trái nhãn tại Hưng Yên. Trước đó, vào tháng 8/2018, Vietnam Airlines cũng đã giới thiệu đặc sản nhãn lồng Hưng Yên đến gần 60.000 lượt hành khách hạng Thương gia. Trong vòng một tháng mùa nhãn, hãng đã góp phần tiêu thụ 5 tấn nhãn của tỉnh Hưng Yên trên các chuyến bay giữa Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh và các chuyến bay quốc tế. Việc đưa nhãn lồng lên chuyến bay là một trong những nội dung nằm trong chương trình dài hạn “Bốn mùa cây trái - Bốn mùa yêu thương” và chuỗi chiến dịch “Hành trình tự hào” của Vietnam Airlines. Kể từ khi được triển khai đến nay, chương trình đã đưa nhiều đặc sản trái cây lên chuyến bay như: Vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên, cam Cao Phong - Hòa Bình, xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh Tiền Giang, thanh long Bình Thuận...

Thu hoạch nhãn lồng Hưng Yên

Không chỉ góp phần tạo đầu ra cho nông sản Việt, chương trình “Bốn mùa cây trái - Bốn mùa yêu thương” đã trở thành cầu nối quảng bá đặc sản trái cây nói riêng và văn hóa địa phương nói chung tới du khách năm châu. Đây là nỗ lực của Vietnam Airlines trong việc phát triển dịch vụ mang đậm bản sắc văn hóa, hướng tới hoàn thiện chất lượng đạt 5 sao theo tiêu chuẩn Skytrax sau năm 2020.

Mai Liên
Bài viết cùng chủ đề: đặc sản vùng miền

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống