Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Quyết tâm của Chính phủ qua Quyết định 360

Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Chính phủ đã thể hiện quyết tâm trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Tái cơ cấu ngành Công Thương: Cần những "sếu đầu đàn" đủ mạnh Tái cơ cấu ngành Công Thương song hành cùng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 17/3/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Chính phủ về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025” đã nêu rõ các quan điểm, mục tiêu trong cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021-2025, đề ra chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025, đặt ra nhiệm vụ và giải pháp, đưa ra nội dung thực hiện và chỉ rõ nhiệm vụ Báo cáo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của từng cơ quan, đơn vị thực hiện liên quan.

Đây là một quyết định quan trọng, lối đi đúng đắn mang tầm chiến lược, đúng trọng tâm cần đối mặt để giải quyết các vấn đề đối với “doanh nghiệp nhà nước” trong nền kinh tế nước nhà hiện nay. Bởi lẽ, nhắc đến Doanh nghiệp nhà nước mọi người hay nhìn vào những yếu kém, thua lỗ, lãng phí tài nguyên và sai phạm còn tồn đọng, đặc biệt là trong vấn đề tham nhũng “lợi ích nhóm”.

Tuy nhiên, đó chỉ là ánh nhìn phiến diện một chiều, thực tế doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng là trụ cột trong nền kinh tế quốc gia, đặc biệt trong thời kì khó khăn như dịch bệnh covid-19 vừa qua: Chẳng hạn thời kì dịch bệnh, gần 90% doanh nghiệp Việt, đặc biệt trong đó có nhiều ông chủ tư lớn lao đao, việc các công ty may mặc, thủy sản, đồ gỗ... ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động không còn là chuyện hiếm, hàng triệu người lao động đã bị ảnh hưởng trực tiếp.

Trước tình hình trên, doanh nghiệp nhà nước vẫn khẳng định được vai trò của mình là trụ cột vững chắc trong nền kinh tế nước nhà như : nhờ vào nguồn lực và quỹ đất sẵn có doanh nghiệp nhà nước có khả năng duy trì hoạt động sản xuất và cung cấp hàng hoá, nước uống, năng lượng và y tế cho cộng đồng, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp nhà nước đã nỗ lực dùng mọi cách để người lao động có việc làm, duy trì thu nhập.

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nước nhà là không thể thiếu nhưng cũng cần phải cải thiện, cơ cấu lại để nâng cao tận dụng tối đa tiềm năng của mình.

Với Quyết định cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước lần này (Quyết định 360), quyết định đã đi sâu vào tái cơ cấu đúng bản chất và thực chất chứ không chỉ đơn thuần chỉ là “cổ phần hoá và thoái vốn” để thu gọn doanh nghiệp nhà nước bằng mọi giá, nhấn mạnh vào trọng điểm “trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”, một cách có lộ trình, phương án giải quyết, Những doanh nghiệp được giữ lại thì sẽ có chính sách hỗ trợ để phát triển hơn, không để doanh nghiệp nhà nước tự bươn chải. Từ quyết định chúng ta có thể nhìn rõ quyết tâm của chính phủ trong lần “cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước” lần này.

Tuy nhiên, việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là hoạt động phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt quá trình thoái vốn có thể gặp phải một số khó khăn và thách thức bao gồm:

Thứ nhất, rào cản pháp lý: Quá trình thoái vốn thường liên quan đến việc thay đổi cấu trúc sở hữu và quản lý doanh nghiệp, với mức độ thoái vốn khác nhau khá “phức tạp”. Điều này đòi hỏi sự điều chỉnh và cập nhật các quy định pháp lý, gắn kết với việc thoái vốn. Việc xây dựng hệ thống pháp lý linh hoạt và minh bạch là một điều kiện quan trọng để tăng cường quá trình thoái vốn.

Thứ hai, định giá tài sản: Một thách thức trong quá trình thoái vốn là định giá chính xác các tài sản của doanh nghiệp. Điều này có thể khá phức tạp và tác động đến quyết định định giá cổ phần và thỏa thuận thoái vốn. Việc có một quy trình định giá minh bạch và công bằng là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và thuận lợi cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Thứ ba, thách thức trong việc đảm bảo công bằng và xử lý nợ xấu: Nhìn chung, nợ trong nền kinh tế, nợ của doanh nghiệp là tất yếu, nhưng có nhiều hệ lụy khôn lường. Đó là những khoản nợ đan chéo giữa doanh nghiệp với Nhà nước, với ngân hàng, các tổ chức tín dụng, giữa doanh nghiệp với nhau, doanh nghiệp với dân cư… Trên thực tế hiện nay, theo kết quả kiểm toán, kết quả thanh tra và kiểm tra, có doanh nghiệp nhà nước có số nợ gấp vài lần, thậm chí cả chục lần trên vốn chủ sở hữu.. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với quá trinh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Thứ tư, khó khăn trong quản lý: Quá trình thoái vốn đòi hỏi một quá trình quản lý chặt chẽ và hiệu quả để đảm bảo sự chuyển giao trơn tru và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có thể đòi hỏi đội ngũ quản lý có kinh nghiệm và sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía chính phủ và doanh nghiệp.

Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Quyết tâm của Chính phủ qua Quyết định 360
Quyết định 360 đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

Thứ năm, khả năng tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp: Để thoái vốn thành công, doanh nghiệp cần tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp, có kinh nghiệm và nguồn lực để phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thu hút và thuyết phục nhà đầu tư không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc hoạt động trong lĩnh vực không hấp dẫn.

Thứ sáu, ảnh hưởng đến nhân viên, quá trình thoái vốn có thể ảnh hưởng đến nhân viên của doanh nghiệp, đặc biệt là trong trường hợp cần cắt giảm nhân sự. Điều này có thể gây ra không an tâm và không chắc chắn cho nhân viên, gây ra rối loạn và khó khăn trong quá trình chuyển giao.

Quá trình thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước có thể đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như nếu trên . Tuy nhiên, với sự quan tâm và hỗ trợ từ Chính phủ, cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quản lý thông minh, quá trình này có thể đạt được thành công và mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế.

Khó khăn là để đối mặt chứ không phải lùi bước, hãy nhìn vào mục tiêu chiến lực, lối đi trọng tâm, giải pháp dứt điểm đầy quyết tâm của Chính phủ trong quyết định lần này mà tạo động lực “tháo gỡ các nút thắt khó khăn”, theo từng trường hợp và điều kiện cụ thể, mỗi bước đi cần được đánh giá kỹ lưỡng. Việc thực hiện thành công cần có sự hỗ trợ từ các chính sách và quy định pháp lý, tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng quản lý và tiềm năng phát triển, sự ủng hộ từ các cơ quan quản lý và các cơ quan liên quan, sự quan tâm của các nhà đầu tư và tình hình kinh tế thị trường…quản lý hiệu quả và đúng tiến độ là yếu tố quan trọng để việc thoái vốn và tái cơ cấu thành công.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thực phẩm bẩn bủa vây trường học: Không dừng ở ngộ độc

Thực phẩm bẩn bủa vây trường học: Không dừng ở ngộ độc

Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn trôi nổi, trẻ còn đối mặt với hàng loạt bệnh lý nếu sử dụng nhóm thực phẩm này thường xuyên.
Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Trên mạng xã hội, đặc biệt là facebook có hàng trăm hội nhóm công khai chỉ với mục đích thông tin, đối phó với lực lượng chức năng xử lý nồng độ cồn.
Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Các báo cáo, phân tích thị trường bất động sản bị công bố một cách tràn lan, thiếu quy chuẩn, tạo nên một “bức tranh méo mó” và không toàn diện.
“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

Mặc dù các vụ lừa đảo thông qua mạng xã hội diễn ra liên tục thời gian qua nhưng vẫn có nhiều người “sập bẫy”, nguyên nhân do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?
McDonald

McDonald's 'câu khách' từ câu chuyện thương tâm của Mèo Béo, nghĩ về văn hóa kinh doanh

Dù McDonald's đã đăng đàn xin lỗi, song từ việc lợi dụng câu chuyện thương tâm của Mèo Béo để 'đu trend' bán hàng cần nghĩ đến văn hóa kinh doanh hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền những hình ảnh, clip nhạy cảm mang tính riêng tư của người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật, là vô cảm, xã hội cần lên án.
Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Trong 5 ngày kỳ nghỉ lễ, Thanh Hóa là địa phương đón lượng khách đông nhất trên cả nước với trên 1,5 triệu lượt, tổng doanh thu du lịch đạt hơn 3.800 tỷ đồng.
Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

"Tôn sư trọng đạo" vốn dĩ là truyền thống tốt đẹp, việc tri ân thầy cô cũng là chuyện bình thường, song không nên chạy theo phong trào, quá coi trọng hình thức.
‘Hành quân xuyên Việt’ hay câu view bán hàng?

‘Hành quân xuyên Việt’ hay câu view bán hàng?

Hai thanh niên liên tục đăng video với nội dung "hành quân xuyên Việt", thu hút lượng lớn người theo dõi liệu có hướng đến mục đích cuối cùng là bán hàng?
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Vụ tai nạn lao động tại Yên Bái khiến 7 người chết chưa nguôi ngoai thì Đồng Nai lại có 6 người tử vong do nổ lò hơi - đây là những nỗi đau không thể bù đắp.
Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin ''một nửa sự thật''

Vụ việc “500 nghìn đồng 3 quả dứa” đã khép lại với kết luận từ cơ quan công an: “Bà bán dứa bị oan”.
Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Nhiều người không tìm hiểu kỹ những chính sách về điện, đã “múa phím như đúng rồi" về việc quản lý, định hướng phát triển ngành điện nước ta.
Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Nhiều luận điệu xuyên tạc, quy chụp về điện mặt trời dư thừa nhưng sai qui hoachđể dắt mũi dư luận nhằm phục vụ lợi ích nhóm.
Kiểm soát chất lượng dịch vụ, “đòn bẩy” nâng hạng cạnh tranh du lịch

Kiểm soát chất lượng dịch vụ, “đòn bẩy” nâng hạng cạnh tranh du lịch

Ngành du lịch đang quyết tâm chấn chỉnh và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh trên bản đồ du lịch thế giới.
Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Câu chuyện đảm bảo nguồn cung cho thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước tiệm cận giá thế giới không thể giải quyết thấu đáo ngày một, ngày hai.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động