Doanh nghiệp nhà nước kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Dù nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp nhà nước kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8% mà Chính phủ đã đề ra.
Thủ tướng: Doanh nghiệp nhà nước phải chủ động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước phải mạnh hơn, xông pha hơn nữa

Đây là khẳng định của các doanh nghiệp Nhà nước tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các chủ tịch, tổng giám đốc một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước được tổ chức với chủ đề: Doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng diễn ra sáng 15/4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Chia sẻ tại hội nghị, ông Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) - cho biết, trong quá trình hình thành và phát triển, các doanh nghiệp nhà nước đều có những khó khăn, thách thức và thuận lợi đan xen. Thấu hiểu sự khó khăn đó, Tập đoàn luôn xác định phải biến nguy thành cơ để vươn lên.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel Tào Đức Thắng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel Tào Đức Thắng phát biểu tại hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Về tăng trưởng, trong năm nay, Viettel đặt mục tiêu tối thiểu vượt qua 8%, phấn đấu tăng trưởng 2 con số, điều này đòi hỏi Tập đoàn phải phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đã được giao. “Đối với lĩnh vực khoa học - công nghệ cao, Nghị quyết 57 đã có nhiều cơ chế, nguồn tiền, chiến lược, cơ chế mua sắm thiết bị, Nhà nước đã kiến tạo, Tập đoàn sẽ đặt ra mục tiêu cao hơn thì mới đáp ứng được mong mỏi của Đảng, Nhà nước”, ông Tào Đức Thắng nói.

Đồng quan điểm về việc này, ông Lê Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) - cho hay, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ xu hướng công nghệ, dịch chuyển năng lượng và đặc biệt là rất nhạy cảm với các vấn đề về địa chính trị… Trong bối cảnh đó, Petrovietnam vẫn đặt ra mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8%.

Ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Ông Lê Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐTV Petrovietnam - phát biểu tại hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Để đạt được mục tiêu đề ra, doanh nghiệp tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn.

Thứ nhất, Petrovietnam phân bổ cấu trúc lại các nguồn lực cho các lĩnh vực, đồng thời đưa ra chính sách quản trị linh hoạt trong kinh doanh và quản trị rủi ro.

Thứ hai, tập trung vào đa dạng, mở rộng và cơ cấu lại thị trường, trong đó, tập trung vào thị trường trong nước và liên kết chặt chẽ với các tập đoàn kinh tế trong nước. “Petrovietnam cũng đang chốt các điều khoản cuối cùng và dự kiến, tháng 6 tới sẽ ký được 2 hợp đồng xuất khẩu sang Đông Bắc Á và châu Âu trị giá khoảng 1 tỷ USD liên quan đến công nghiệp năng lượng”, ông Lê Mạnh Hùng nói.

Thứ ba, tập trung vào quản trị danh mục đầu tư gắn với quản trị vốn, tài chính và dòng tiền, kiểm soát các biến động liên quan đến tỷ giá và lãi suất, đặc biệt là các dự án lớn trong danh mục đầu tư của Petrovietnam.

“Từ nay đến cuối năm, gần như tháng nào Petrovietnam cũng sẽ đưa 1 công trình vào vận hành thương mại. Cụ thể, tháng 5 có dự án Đại Hùng 3 đưa vào vận hành, sẽ có thêm khoảng 10 ngàn thùng dầu một ngày; tháng 6 là dự án Nhơn Trạch 3, tháng 7 là Kình Ngư Trắng, tháng 8 là Nhơn Trạch 4… Như vậy, trong năm nay, việc đưa vào vận hành thương mại các dự án đầu tư sẽ giúp cho Petrovietnam giữ được nhịp tăng trưởng”, ông Lê Mạnh Hùng chia sẻ.

Ông Ngô Hoàng Ngân, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công ngiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Ông Ngô Hoàng Ngân, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công ngiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Đối với ngành than, ông Ngô Hoàng Ngân - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - cho biết, năm 2025, chúng tôi phấn đấu than sạch sản xuất sẽ đạt 39,5 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với năm 2024. Than tiêu thụ phấn đấu đạt 51,5 triệu tấn, tăng 2,5 triệu tấn so với năm 2024. Tổng doanh thu toàn ngành sẽ phấn đấu đạt 180.000 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2024. Về nộp ngân sách, phấn đấu ở mức cao nhất. Giá trị đầu tư sẽ phấn đấu đạt trên 11.000 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ.

EVN duy trì khối lượng đầu tư cao để bảo đảm cung ứng điện

Ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: chúng tôi ý thức rằng, nhiệm vụ đầu tiên và trên hết là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho tăng trưởng kinh tế với tốc độ 8% hoặc cao hơn, sẵn sàng cho các kịch bản tăng trưởng hai con số. Hiện, EVN chỉ chiếm khoảng 36% công suất và 41% sản lượng điện cả nước. Nhưng dưới sự điều hành của Bộ Công Thương, chúng tôi đã xây dựng kịch bản năm nay là tăng trưởng từ 11-13%. Với các tính toán hiện nay, sau 1 quý, chúng ta có thể yên tâm về cung ứng điện, nếu không có các yếu tố quá bất thường, rủi ro.

Ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch HĐTV EVN phát biểu tại Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Ông Đặng Hoàng An - Chủ tịch HĐTV EVN - phát biểu tại hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Bên cạnh đó, EVN tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng điện, bao gồm các công trình nguồn được giao trong Quy hoạch điện VIII và các công trình lưới điện. Theo ông Đặng Hoàng An, nhiều năm nay, EVN luôn là doanh nghiệp nhà nước đầu tư lớn nhất trong các tập đoàn, tổng công ty vốn nhà nước.

Cụ thể, năm 2023, EVN đầu tư được 84.000 tỷ đồng. Năm 2024, EVN đã giải ngân 112.892 tỷ đồng, đã hoàn thành Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng 360 MW và đóng điện 216 công trình, khởi công 102 công trình cấp từ 110 kV đến 500 kV. Năm nay, vẫn tiếp tục duy trì mục tiêu cao, tổng khối lượng đầu tư khoảng 110.000 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng để đảm bảo cung ứng điện cho các địa phương.

Đồng thời, EVN cũng đang tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua tăng năng suất lao động, giảm suất tiêu hao nhiên liệu và các chi phí của doanh nghiệp.

Về ứng dụng chuyển đổi số, EVN đã triển khai chương trình chuyển đổi số từ nhiều năm nay. Theo ông Đặng Hoàng An, đối với chuyển đổi số, quan trọng nhất là thay đổi phương thức làm việc. Để thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả, cần tăng cường sự phối hợp giữa các doanh nghiệp. Do đó, rất mong các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin có nhiều sản phẩm, giải pháp hơn nữa phục vụ quản trị của các doanh nghiệp.

Liên quan đến chuyển đổi số, ông Lê Mạnh Hùng thông tin, các giải pháp về công nghệ đã góp phần giúp cho Petrovietnam đảm bảo được tốc độ tăng trưởng về doanh thu. Nhận thức rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số, ngày 3/1/2025 vừa qua, Đảng ủy Tập đoàn tiếp tục ban hành Nghị quyết về đột phá chiến lược về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo động lực mới, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của Petrovietnam.

Đại diện Petrovietnam cũng kiến nghị Chính phủ xem xét cơ cấu lại chính sách thuế đối với tài nguyên, đặc biệt là đối với tài nguyên khí, để có thể thúc đẩy các dự án lớn đưa vào khai thác. Đồng thời, cho phép Tập đoàn được chỉ định cho các đơn vị trong tập đoàn thực hiện các công việc của Tập đoàn bởi hiện nay, các công việc này đều phải đấu thầu, tốn rất nhiều thời gian...

Ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc VNPT phát biểu tại Hội nghị - Ảnh VPG/Nhật Bắc
Ông Huỳnh Quang Liêm - Tổng Giám đốc VNPT - phát biểu tại hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Khẳng định chuyển đổi số trong hoạt động, điều hành, quản trị của doanh nghiệp là "nội dung sống còn" của doanh nghiệp trong tình hình mới, đặc biệt là với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như VNPT, ông Huỳnh Quang Liêm - Tổng Giám đốc VNPT - cho biết, với vai trò là doanh nghiệp tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số, cùng năng lực và thực tế đã triển khai của đơn vị và hàng trăm nghìn khách hàng, VNPT mong muốn được cùng với Chính phủ đưa các giải pháp chuyển đổi số vào thực tế. Đây là đòn bẩy để chúng ta gia tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả vận hành và mở rộng dư địa tăng trưởng cho từng doanh nghiệp, từng ngành nghề.

Với sự phát triển và thay đổi chuyển đổi số từ quy trình hoạt động, từ dữ liệu lớn và dữ liệu nhân tạo, bằng các ứng dụng phát triển, năng lực dữ liệu, quản trị điều hành của doanh nghiệp Việt Nam, VNPT mong muốn được đồng hành với nhiều doanh nghiệp để nhân rộng và đưa cách triển khai này đến với các doanh nghiệp để phát triển hiệu quả.

Để chuyển đổi số nhanh, ông Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) khuyến nghị, các đơn vị cần quan tâm 6 giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, xây dựng quy trình và thể chế khi chuyển sang môi trường số do có sự khác biệt, tức là phải xây dựng quy trình, văn bản quy phạm pháp lý và thể chế kèm theo.

Thứ hai, đột phá về mặt dữ liệu, tức là các bộ, ngành, địa phương phải chỉnh lý tài liệu. Số lượng tài liệu cần chỉnh lý rất nhiều, phải xác định tài liệu nào cần số hóa, tài liệu nào cần chỉnh lý, tài liệu nào cần lưu trữ.

Thứ ba, đột phá về hạ tầng. Để kết nối trên môi trường số phải có sự kết nối, tốc độ tốt, có hệ thống lưu trữ, tính toán nhanh, hiệu quả, an toàn, có các thiết bị đầu cuối.

Thứ tư, các nền tảng số này cần được đưa vào hoạt động, khai thác. Điều này đòi hỏi không chỉ các doanh nghiệp chuyển đổi số mà còn cần sự tham gia tích cực của người đứng đầu, các cán bộ nghiệp vụ của cơ quan, đơn vị đó.

Thứ năm, phải bảo đảm an ninh, an toàn trên không gian mạng, bảo đảm không bị rò rỉ, thất thoát, lấy cắp thông tin.

Thứ sáu, vấn đề con người, khi giao diện trên môi trường số đã được thiết kế thân thiện thì bộ phận các công chức, viên chức cần nâng cao nhận thức đối với công tác chuyển đổi số.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi

Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi

Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đặt trọng tâm vào mô hình 2 cấp chính quyền, tăng phân quyền, giảm trung gian, sát dân hơn.
Bộ Công Thương

Bộ Công Thương 'kích hoạt' 6 nhóm giải pháp đảm bảo điện cho tăng trưởng

Bộ Công Thương triển khai 6 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo điện ổn định, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025.
Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trước Quốc hội.
Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Không phải ngẫu nhiên báo chí được đặt lên hàng đầu trong Nghị quyết 68: khi doanh nghiệp cần niềm tin, báo chí không thể đứng ngoài sự thật.
Từ Kazakhstan, hàng Việt

Từ Kazakhstan, hàng Việt 'vươn mình' sang Trung Á, châu Âu

Hàng xuất khẩu hai nước không cạnh tranh trực tiếp, Việt Nam có thể xuất nông sản, thủy sản, dệt may... sang Kazakhstan và tới các nước Trung Á, châu Âu.

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực tập luyện để chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Liên bang Nga).
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Việt Nam - Kazakhstan đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao cho biết, các cơ quan chức năng sở tại đã phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở thành phố Đào Viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị luật phải tạo đột phá về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước bền vững.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...
Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.
Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa đổi luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực hậu kiểm và gỡ nút thắt quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2, đặc biệt trong môi trường số hóa.
Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025.
Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Mobile VerionPhiên bản di động