Chuối Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường Nhật Bản
Công Thương và công luận Thứ hai, 16/05/2022 - 14:51 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chuối Việt Nam chinh phục ngoạn mục thị trường Nhật Bản Chuối Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản |
Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong quý I/2022, Việt Nam là thị trường cung cấp trái chuối lớn thứ 7 cho thị trường Nhật Bản đạt 1,5 nghìn tấn với trị giá 166 triệu Yên (tương đương 1,3 triệu USD), tăng 38,5% về lượng và tăng 30,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
![]() |
Chuối Việt Nam được bày bán tại siêu thị AEON Lake Town ở tỉnh Saitama (Nhật Bản) |
Cùng với đó, tỷ trọng nhập khẩu trái chuối từ Việt Nam chỉ chiếm 0,6% trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.
Nhật Bản đang nhập khẩu chuối từ nhiều nơi như: Ecuador, Philippines và Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp nhập khẩu, chuối Việt Nam ngon và vị cũng tốt hơn. Với giá bán cạnh tranh và chất lượng tốt, trái chuối Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở thị trường Nhật Bản.
Dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, nhập khẩu trái chuối (mã HS 0803) của thị trường Nhật Bản trong quý I/2022 đạt 244,3 nghìn tấn, trị giá 22,4 tỷ Yên (tương đương 171,2 triệu USD), giảm 2,5% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá chuối nhập khẩu bình quân đạt 91,7 nghìn Yên/tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng lưu ý, Philippines là thị trường cung cấp chuối chính cho thị trường Nhật Bản trong 2022, đạt 190,8 nghìn tấn, trị giá 17,3 tỷ Yên (tương đương 132,39 triệu USD), tăng 0,5% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 78,1% tổng lượng chuối nhập khẩu vào Nhật Bản. Tiếp theo là thị trường Ecuador, Mexico, Guatemala, Peru, Costa Rica.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 2/7: ST25 - Gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam có mặt tại Nhật Bản

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 1/7: Áp lực lạm phát nhìn từ con số tăng trưởng GDP

Vì sao không thống nhất các thủ tục cho điện mặt trời?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 29/6: Ngành điện nỗ lực đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất, sinh hoạt

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 28/6: Khai phá thị trường mới cho nông sản Việt
Tin cùng chuyên mục

Mỹ nới hạn cung cấp thông tin điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

Kiểm soát yếu tố hình thành giá khi hàng hóa có biến động bất thường

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 23/6: Khó đảm bảo an ninh năng lượng nếu chỉ trông chờ điện gió, mặt trời

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 22/6: Vì sao xe máy khan hàng, tăng giá chóng mặt?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 21/6: Kết thúc "có hậu" của 100 container hạt điều

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 19/6: Cần lành mạnh hóa thị trường thương mại điện tử

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 18/6: Nông sản, thực phẩm Việt: Rộng cửa vào châu Âu

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 17/6: Việt Nam sẽ tăng dự trữ xăng dầu quốc gia?

Doanh nghiệp xuất khẩu thắng nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 15/6: “Hạ nhiệt” giá xăng thông qua đề xuất giảm tối đa thuế bảo vệ môi trường

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 14/6: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhôm từ Trung Quốc

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 13/6: Kim ngạch xuất khẩu có thể vượt 363 tỷ USD

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 11/6: Cần phát triển đội tàu biển quốc tế

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 10/6: Áp lực lạm phát thế giới đè nặng kinh tế Việt Nam

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 9/6: Nên chấp nhận quy luật thị trường với giá xăng dầu

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 8/6: Sản xuất nông sản cần theo tín hiệu thị trường

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 7/6: Giá xăng trong nước sẽ giảm nhẹ?

Bộ Công Thương: Sẽ không xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2022

Vụ tạm ngưng trả tiền điện mặt trời: Đủ thủ tục, EVN sẽ trả tiền ngay
