Tin Công Thương 27/3: Mở rộng thị trường xuất khẩu thép

Ngày 27/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 21/3 Tin Công Thương 25/3: Vingroup xin làm điện, xuất khẩu gạo tăng liên tiếp Tin Công Thương 26/3: Kiểm tra kinh doanh xuất khẩu gạo, FTA gia tăng lợi thế cho xuất khẩu

Lĩnh vực năng lượng

Trên báo Tuổi Trẻ có bài đăng: "Giá điện tăng từ 2-5% EVN có thể được tự quyết trong 3 tháng/lần''.

Cơ chế điều chỉnh tăng giá điện 3 tháng/lần được Bộ Công Thương đề xuất lại trong báo cáo mới đây nhất gửi Chính phủ.

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn về dự thảo nghị định quy định cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Dự thảo được hoàn thiện sau khi Bộ Công Thương lấy thêm ý kiến của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến bình quân lãi suất liên ngân hàng thời hạn 6 tháng để làm căn cứ tính toán mức lợi nhuận định mức cho tính toán lợi nhuận cho ngành điện.

Trên Thời báo VTV có bài đăng tải: ''Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng dầu, máy giặt, lò vi sóng''.

Bộ Tài chính mới đây đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).

Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT), đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, đến hết ngày 31/12 năm sau. Đây là nội dung nằm trong Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến. Chính sách này đã được triển khai nhiều năm, nhằm giúp người dân, doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Điểm mới của dự thảo lần này là Bộ Tài chính đề xuất bổ sung 3 nhóm hàng hoá vào diện được giảm 2% thuế giá trị gia tăng. Bao gồm những sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin như máy giặt, lò vi sóng…; những nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất như than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Nhóm cuối cùng là xăng dầu. Việc giảm thuế cho cả những hàng hoá có giá trị cao giúp người tiêu dùng được hưởng lợi hơn.

Lĩnh vực xuất nhập khẩu

Trên báo Kinh tế đô thị có bài: ''Cấp thiết mở rộng thị trường xuất khẩu thép''.

Bên cạnh việc kế thừa sự phục hồi của năm 2024, năm 2025 công nghiệp thép tiếp tục phải đối mặt với các khó khăn, thách thức như: Trung Quốc tiếp tục gia tăng xuất khẩu, khi thị trường nội địa yếu. Đáng nói, tình trạng cung vượt cầu của nhiều sản phẩm thép sản xuất trong nước, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của thép nhập khẩu sẽ gây ra sức ép cạnh tranh về giá thép thành phẩm và cạnh tranh trong thị trường nội địa sẽ trở nên khốc liệt hơn.

Ngoài ra, sự gia tăng tính bất ổn của thị trường thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cước vận tải quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà sản xuất thép. Các yếu tố biến động đến giá nguyên nhiên vật liệu sẽ làm tăng chi phí không nhỏ cho sản xuất thép. Đặc biệt, sự thay đổi chính sách thương mại của các nước lớn; các nước đều gia tăng các hàng rào kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại, cũng như lạm dụng chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh làm công cụ ngăn cản thép nhập khẩu để bảo hộ sản xuất thép trong nước. Điều này sẽ là lực cản không nhỏ đối với việc xuất khẩu thép Việt Nam trong thời gian tới. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đề xuất, cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục nắm bắt, cập nhật thông tin, cảnh báo sớm cho doanh nghiệp và hiệp hội. Từ đó, giúp các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam chủ động có kế hoạch ứng phó từ xa, từ sớm nhằm tìm ra các cơ hội và hạn chế các rủi ro đối với sự thay đổi chính sách thương mại của các nước lớn.

Lĩnh vực thị trường trong nước

Trên báo Tiền Phong đăng tải thông tin: ''Giá lúa gạo thất thường, Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra''.

Bộ Công Thương vừa thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến, đoàn kiểm tra sẽ làm việc với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, các hiệp hội ngành hàng và chính quyền địa phương để đánh giá tình hình cung cầu và giá cả trên thị trường​, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại.

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo 27/3
Đoàn kiểm tra sẽ đánh giá thực trạng, tình hình cung cầu khi thị trường gạo liên tục biến động trong thời gian qua.

Theo Bộ Công Thương, đoàn công tác sẽ kiểm tra việc kinh doanh xuất khẩu gạo của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về tình hình thu mua, xuất nhập khẩu lúa gạo dự trữ lưu thông theo quy định tại Nghị định số 107/2018 và Nghị định số 01/2025 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Nội dung sẽ tập trung vào việc thực thi các quy định pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp ổn định thị trường lúa gạo khi thời gian qua thị trường này liên tục biến động. Đoàn kiểm tra rà soát tình hình cung cầu và giá cả trên thị trường​, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, thao túng giá cả hoặc lách luật trong xuất khẩu gạo...

Thời kỳ kiểm tra từ tháng 9/2024 đến hết tháng 2/2025. Thời gian kiểm tra từ 25/3 đến 28/3. Kết quả kiểm tra sẽ được báo cáo lên Chính phủ trước ngày 31/3.

Trên báo An ninh Thủ đô có bài: ''Tình trạng giá cao, thịt lợn đắt đỏ kéo dài''.

Giá thịt lợn trên địa bàn cả nước liên tục tăng cao kể từ đầu năm 2025 đến nay. Tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, giá thịt lợn đã lên mức cao nhất 150.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại thủ phủ chăn nuôi lợn của cả nước, giá thịt lợn hơi ở Đồng Nai đã chạm mức 83.000 đồng/kg. Thị trường bán lẻ cũng như giá thịt lợn lập đỉnh kéo dài, dù vậy, lãnh đạo Cục Chăn nuôi và Thú y, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, tính đến tháng 2/2025, tổng đàn lợn cả nước đạt trên 30 triệu con, tăng trưởng 3,7%.

Báo cáo kết quả công tác quý I/2025 và kế hoạch trọng tâm quý II/2025 của Cục Chăn nuôi và thú y cho biết, giá thịt lợn tăng ngược quy luật so với những năm trước đây. Đây là mức giá tăng cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây. Người tiêu dùng băn khoăn đặt vấn đề, số liệu báo cáo, thống kê của Cục Chăn nuôi và thú y dựa vào đâu khi mà tổng đàn lợn cả nước vẫn tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2024 nhưng giá thịt lợn trên cả nước lại tăng cao dù sức tiêu thụ không có đột biến. Đặc biệt, tình trạng giá cao, thịt lợn đắt đỏ đã kéo dài từ đầu năm 2025 đến nay.

Lĩnh vực phòng vệ thương mại

Trên báo Vietnam + có bài: ''Canada kiện Trung Quốc lên WTO về thuế nông, thủy sản''.

Ngày 24/3, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết đã nhận được đơn kiện của Canada đối với Trung Quốc về việc Bắc Kinh áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng nông, thủy sản của Canada. Các mức thuế, được công bố đầu tháng này, áp dụng đối với dầu cải, bánh dầu (một loại thức ăn cho gia súc) và đậu Hà Lan nhập khẩu từ Canada với mức phụ thu lên tới100%. Trong khi đó, các mặt hàng thủy sản và thịt lợn bị áp mức thuế 25% và áp thuế 100% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, tương tự biện pháp của Mỹ, đồng thời phụ thu đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Trên trang tin vnreport.vn đăng tải thông tin: ''Mỹ tăng thuế chống trợ cấp với tấm quang điện từ Việt Nam sản xuất bởi doanh nghiệp Trung Quốc''.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho rằng, họ đã xác minh các khoản trợ cấp không phù hợp từ Trung Quốc nhằm hỗ trợ giảm chi phí cho các nhà máy công nghệ năng lượng mặt trời của nước này tại Việt Nam. Điều này dẫn đến việc DOC tăng thuế đề xuất đối với mặt hàng này nhập khẩu vào Mỹ. Cuối năm ngoái, DOC đã áp thuế tạm thời từ 53% đến 271% đối với tấm quang điện từ Việt Nam - hiện là nguồn nhập khẩu tấm quang điện lớn nhất của Mỹ. Đồng thời, áp thuế chống trợ cấp với một số nhà sản xuất ở mức 2,85% . DOC dự kiến sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về cả thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá vào ngày 18/4.

Lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

Trên trang tin tổng hợp Người đưa tin có bài: ''Quảng cáo sai sự thật: Đã đến lúc cần 'cấm sóng'!''

Không ít trường hợp những người nổi tiếng quảng cáo quá đà, thổi phồng công dụng sản phẩm, thậm chí đưa ra những thông tin sai lệch nhằm thu hút người mua.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, mạng xã hội, hình thức bán hàng trực tuyến, các phiên livestream bán hàng đã trở thành thói quen mua sắm của không ít người. Với độ phủ sóng rộng rãi và sự tin tưởng từ người theo dõi, nhiều người nổi tiếng, KOLs, KOCs là kênh tiếp thị hiệu quả cho các nhãn hàng. Chỉ cần vài phút giới thiệu, một sản phẩm có thể nhanh chóng tạo "trend" và được hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người quan tâm.

Tuy nhiên, không ít trường hợp những người nổi tiếng đó lại quảng cáo quá đà, thổi phồng công dụng sản phẩm, thậm chí đưa ra những thông tin sai lệch nhằm thu hút người mua.

Từ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng cho đến các khóa học làm giàu, không thiếu những nội dung quảng cáo mang tính "thần kỳ" nhưng thực tế lại gây thất vọng cho người tiêu dùng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng mà còn đặt ra vấn đề về trách nhiệm của người quảng cáo và doanh nghiệp trong môi trường số.

Từ chuyện kẹo rau củ Kera

Gần đây, cộng đồng mạng xôn xao với câu chuyện xoay quanh kẹo rau củ Kera, sản phẩm được quảng cáo rầm rộ bởi Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên. Sản phẩm này gây không ít tranh cãi khi được giới thiệu là “mỗi viên kẹo tương đương một đĩa rau".

Sau khi có sự vào cuộc của cơ quan chức năng, ngày 20/3/2025, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành 02 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo.

Số tiền xử phạt áp dụng cho hành vi nói trên là 70 triệu đồng đối với mỗi cá nhân, đồng thời Quang Linh, Hằng Du Mục phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm.

Ngày 24/3, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Cjis Minh đã xử phạt hành chính 125 triệu đồng đối với Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt (Công ty Chị Em Rọt) do vi phạm quy định về nhãn hàng hóa và thông tin công bố sản phẩm kẹo Kera. Đồng thời phải thu hồi hàng hóa, nộp lại tiền đã thu từ bán sản phẩm vi phạm và phải ghi nhãn đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông.

Đáng nói, đây cũng không phải trường hợp đầu tiên những người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật, nói quá về công dụng của sản phẩm khiến người tiêu dùng thất vọng. Trước đó, vào tháng 9/2023, MC Cát Tường từng thừa nhận đã quảng cáo sai sự thật khi thổi phồng công dụng của một sản phẩm sữa. Trong quảng cáo, cô khẳng định sản phẩm có thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường, khiến nhiều khán giả hiểu lầm rằng đây là giải pháp thay thế thuốc chữa bệnh.

Sự việc gây ra làn sóng tranh cãi gay gắt, buộc nữ MC phải lên tiếng xin lỗi và rút lại nội dung quảng cáo. Tuy nhiên, vụ việc cũng gióng lên “hồi chuông” cảnh báo về trách nhiệm của người nổi tiếng khi tham gia quảng bá sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm liên quan đến sức khỏe.

Tương tự, MC Quyền Linh từng giới thiệu một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm loét dạ dày nhưng bị khán giả chỉ trích vì quảng cáo quá đà về công dụng sản phẩm. Sau đó, nam diễn viên thừa nhận đã không kiểm soát tốt lời nói khi quảng cáo và bày tỏ sự ân hận về sự việc.

Tháng 6/2021, nghệ sĩ Hồng Vân cũng phải lên tiếng xin lỗi khán giả sau khi quảng bá một loại viên sủi thảo dược với công dụng bị thổi phồng. Cùng thời điểm, Hoa hậu Mai Phương Thúy gặp phản ứng dữ dội vì quảng cáo một sản phẩm giảm cân đã bị thu hồi giấy phép lưu hành.

Không ít nghệ sĩ và KOLs từng phải công khai nhận lỗi khi vướng vào những vụ quảng cáo sai sự thật, khiến công chúng hoang mang vì đặt niềm tin nhầm chỗ. Điều đáng nói là những lời giới thiệu phóng đại từ người nổi tiếng đã tác động lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, nhưng hiệu quả thực tế lại không như kỳ vọng, thậm chí tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe.

Trên Tạp chí điện tử vietq.vn có bài: ''Tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương''.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định riêng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương và đưa ra các biện pháp bảo vệ cụ thể nhằm tạo dựng môi trường giao dịch minh bạch, an toàn và công bằng.

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo 27/3
Người tiêu dùng cần nhận được sự minh bạch thông tin, chất lượng sản phẩm tương ứng với giá thành. Ảnh minh họa

Đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương và biện pháp bảo vệ.

Trong bối cảnh kinh tế số phát triển và thương mại điện tử ngày càng mở rộng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu, đặc biệt là người tiêu dùng yếu thế trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Trong thời gian qua, công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng, thổi phồng công dụng,... bảo vệ người tiêu dùng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín thị trường và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Qua đó, không chỉ giúp bảo vệ các sản phẩm chính hãng, mà còn củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào các thương hiệu uy tín và nền kinh tế thị trường lành mạnh.

Trong năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra và xử lý trên 3.400 vụ vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trong đó, riêng các vụ liên quan đến hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chiếm 1.256 vụ, với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính đạt khoảng 1,9 triệu USD. Giá trị hàng hóa tịch thu, xử lý lên tới gần 2 triệu USD. Những số liệu này cho thấy nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng trong việc làm sạch thị trường, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính.

Giám đốc REACT Việt Nam Trịnh Thúy Hằng, chia sẻ rằng, trên thị trường hiện nay, các sản phẩm vi phạm, bao gồm thuốc giun Fugaca, các loại thuốc chữa bệnh, các sản phẩm thời trang và túi xách của một số nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, đều đang bị làm giả một cách nghiêm trọng. Cùng với đó, nhiều đại diện từ các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, TikTokshop cũng như các chuyên gia pháp lý nhấn mạnh những thách thức trong công tác chống hàng giả trên nền tảng số. Các giải pháp được đưa ra nhằm chống gian lận thương mại và ngăn chặn hàng giả ngày càng được hoàn thiện, từ đó bảo vệ người tiêu dùng dễ bị tổn thương một cách triệt để.

Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi năm 2023 được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2023, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, “Người tiêu dùng dễ bị tổn thương là người tiêu dùng có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản, giải quyết tranh chấp tại thời điểm mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.”

Cụ thể, nhóm đối tượng này bao gồm: Người cao tuổi theo quy định của pháp luật về người cao tuổi; người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật; trẻ em theo quy định của pháp luật về trẻ em; người dân tộc thiểu số và những người sinh sống tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo hoặc các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người bị bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật và thành viên hộ nghèo theo quy định của pháp luật. Việc xác định rõ nhóm đối tượng này giúp các cơ quan quản lý và doanh nghiệp có cơ sở thực hiện các biện pháp bảo vệ phù hợp, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng ngay từ thời điểm giao dịch.

Có thể thấy, việc xác định đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo Luật được thực hiện theo 3 cách tiếp cận: xác định nhóm người có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi; khía cạnh chịu bất lợi bao gồm tiếp cận thông tin; sức khỏe; tài sản và giải quyết tranh chấp; tínhdễ bị tổn thương được xác định tại thời điểm mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Báo Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Ngày 2/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Ngày 1/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD

Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD

Ngày 31/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 28/3: Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô; điều chỉnh tăng - giảm giá điện

Tin Công Thương 28/3: Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô; điều chỉnh tăng - giảm giá điện

Ngày 28/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 26/3: Kiểm tra kinh doanh xuất khẩu gạo, FTA gia tăng lợi thế cho xuất khẩu

Tin Công Thương 26/3: Kiểm tra kinh doanh xuất khẩu gạo, FTA gia tăng lợi thế cho xuất khẩu

Ngày 26/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 25/3: Vingroup xin làm điện, xuất khẩu gạo tăng liên tiếp

Tin Công Thương 25/3: Vingroup xin làm điện, xuất khẩu gạo tăng liên tiếp

Ngày 25/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 24/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 24/3

Ngày 24/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 21/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 21/3

Ngày 21/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 20/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 20/3

Ngày 20/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 19/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 19/3

Ngày 19/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 18/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 18/3

Ngày 18/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 17/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 17/3

Ngày 17/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Khai mạc Hội chợ triển lãm cà phê và sản phẩm OCOP

Khai mạc Hội chợ triển lãm cà phê và sản phẩm OCOP

Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP là một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Ông Tạ Hoàng Linh giữ chức Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài

Ông Tạ Hoàng Linh giữ chức Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài

Ngày 3/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 598QĐ-BCT bổ nhiệm ông Tạ Hoàng Linh giữ chức Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài.
Tinh gọn bộ máy Bộ Công Thương tác động tích cực đến doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy Bộ Công Thương tác động tích cực đến doanh nghiệp

Theo TS. Tô Hoài Nam, tinh gọn bộ máy Bộ Công Thương có tác động tích cực, trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại

Ngày 28/2/2025, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 536/QĐ-BCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại.
Quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Báo Công Thương

Quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Báo Công Thương

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Công Thương.
Bộ Công Thương chủ động kịch bản, phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang

Bộ Công Thương chủ động kịch bản, phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang

Trước diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, Bộ Công Thương chủ động xây dựng các kịch bản và phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang
Luật Hoá chất (sửa đổi): Cơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá

Luật Hoá chất (sửa đổi): Cơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá

Góp mặt trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nên việc sửa đổi Luật Hoá chất được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội bứt phá cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Xây dựng Báo Công Thương trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu Việt Nam

Xây dựng Báo Công Thương trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu Việt Nam

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025 là xây dựng Báo Công Thương điện tử vươn mình trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu tại Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động