Chủ nhật 11/05/2025 07:24
Khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chưa hấp dẫn nhà đầu tư

Sau một thời gian dài tập trung quy hoạch, đầu tư, nhưng đến nay, các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn chưa hấp dẫn nhà đầu tư.
Công tác quy hoạch KCN - KCX tại ĐBSCL cần được quan tâm, chú trọng

Lãng phí

Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), tính đến tháng 6/2016, toàn vùng ĐBSCL có 78 KCN- KCX với tổng diện tích quy hoạch 14.787,6 ha. Nhưng đến nay, diện tích lấp đầy mới đạt trên 3.688 ha, còn hơn 11.099 ha đất đang bị bỏ trống.

Đặc biệt có nhiều KCN- KCX chưa thu hút được dự án đầu tư nào, đơn cử như KCN Xuân Tô (An Giang) được quy hoạch từ năm 2004 với tổng diện tích là 57,4 ha; Long An quy hoạch đến 43 KCN nhưng có đến 15 KCN còn bỏ trống… Ông Nguyễn Văn Hồng - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ – cho biết, theo quy hoạch, thành phố có 8 KCN với tổng diện tích 2.267 ha nhưng mới cho thuê được 567,2 ha với khoảng 220 dự án, tổng số vốn đăng ký gần 2 tỷ USD. Trong đó, chỉ có 21 dự án FDI với số vốn 198,4 triệu USD. Tỷ lệ lấp đầy của nhiều KCN trên địa bàn chỉ đạt 12- 13% diện tích. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do các khu, cụm công nghiệp chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.

Việc quy hoạch quá nhiều KCN nhưng tỷ lệ lấp đầy chưa cao sẽ gây lãng phí quỹ đất cho các địa phương. Các KCN quy hoạch không đúng vị trí nhưng xây dựng cơ sở hạ tầng rồi không thu hút được dự án nào…Tính chất dàn trải, thiếu tập trung về không gian, ngành nghề, sản phẩm, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong vùng cũng là những nguyên nhân khiến hiệu quả các KCX- KCN đạt thấp.

Giải pháp nào?

Ðể các KCX - KCN thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương vùng ĐBSCL cần xác định hành lang phát triển công nghiệp, đô thị, trên cơ sở đó phát triển hệ thống các KCN theo hướng liên hoàn, đồng bộ về hạ tầng, hạn chế tình trạng hình thành các cụm công nghiệp nhỏ lẻ gây lãng phí, thiếu các công trình xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất và nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch chi tiết các KCN gắn với xây dựng các khu tái định cư, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội đối với các hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp...

Ở góc độ nhà đầu tư, ông Takimoto Koji - Trưởng đại diện JETRO tại TP.Hồ Chí Minh - cho rằng, thời gian gần đây giao thông đã tốt hơn, nên thời gian di chuyển từ TP.Hồ Chí Minh đến các tỉnh ĐBSCL không còn là vấn đề lớn. Khu vực ĐBSCL có thế mạnh về nguồn nguyên liệu và nguồn lao động dồi dào, tốt hơn Lào và Campuchia, đó là những lý do tích cực thu hút DN Nhật Bản đầu tư ngày càng nhiều hơn vào vùng đất này.

Theo ông Herb Cochran - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) - để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư, nhất là DN Hoa Kỳ, vùng ĐBSCL cần tận dụng mạng lưới kết nối trực tuyến để thu hút sự chú ý của các DN về môi trường đầu tư cũng như các chính sách thu hút đầu tư của vùng. Tập trung phát triển một số ngành sản xuất dây chuyền mà vùng ĐBSCL có thế mạnh như: May mặc, sản phẩm tiêu dùng, công nghiệp phụ trợ; đặc biệt là cơ khí và chế tạo cho ngành nông, thủy sản, phân bón, thức ăn chăn nuôi...

Các tỉnh vùng ĐBSCL cần tăng cường công tác đào tạo nghề, chuẩn bị lực lượng lao động có chất lượng phục vụ các KCN, đồng thời tính toán, đầu tư hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết lao động dôi dư khi thu hồi đất sản xuất.
Ngọc Thảo - Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe