Chủ nhật 22/12/2024 15:44

Chú trọng xây dựng thương hiệu cho nông sản Yên Bái

Việc xây dựng thành công thương hiệu cho nông sản Yên Bái đã giúp nâng cao giá trị, rộng mở đầu ra cho sản phẩm.

Nhiều giải pháp xây dựng thương hiệu cho nông sản

Yên Bái là tỉnh miền núi, với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn (trên 540.000ha), có nhiều tiềm năng trong sản xuất, chế biến nông sản. Để phát huy lợi thế về nông nghiệp, thời gian qua tỉnh đã tập trung vào các hoạt động quảng bá thương hiệu, đồng thời khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến nông sản, nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm. Nhiều sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, được xác lập quyền nhãn hiệu tập thể… mang lại giá trị cao hơn do được nhận biết tốt hơn trên thị trường.

Đơn cử, năm 2020, sản phẩm ba ba gai thương phẩm của huyện Văn Chấn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Kể từ khi được bảo hộ về chỉ dẫn địa lý, các cấp chính quyền cùng người chăn nuôi đã đẩy mạnh tuyên truyền về những đặc tính khoa học của sản phẩm ba ba gai thương phẩm địa phương với chỉ tiêu hàm lượng Lipid từ 0,5-1g/100g thịt, thấp hơn so với ba ba gai nuôi ở các địa phương khác cùng hàm lượng protein, khoáng cao hơn.

Nhờ đó, sản phẩm ngày càng được nhận diện tốt hơn trên thị trường. Từ manh mún, nhỏ lẻ, chăn nuôi ba ba gai đã lan tỏa thành một nghề truyền thống, thu hút nhiều người dân tham gia.

Chè là một trong những loại nông sản thế mạnh của Yên Bái

Hoặc Chè Shan tuyết Phình Hồ được coi là một trong 10 vùng chè nguyên liệu ngon nhất Việt Nam, mang chỉ dẫn địa lý "Phình Hồ” của huyện Trạm Tấu. Sau khi được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, sản phẩm được xuất khẩu đi nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như: Canada, Mỹ, Đài Loan, Nga… Nhiều năm nay, huyện Trạm Tấu đã hỗ trợ người dân phục tráng và nhân rộng diện tích chè shan hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu; tổ chức đánh dấu những cây đầu dòng bảo tồn nguồn gen quý để tiếp tục nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Ngoài chỉ dẫn địa lý, hiện tỉnh Yên Bái đã xác lập quyền nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm: Gạo nếp Lếch - xã Bảo Ái, huyện Yên Bình; rượu thóc La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải; hoa hồng Mù Cang Chải; chè Shan tuyết Púng Luông, huyện Mù Cang Chải; nếp lẩu cáy Trạm Tấu...

Trước đó, tỉnh cũng đã có rất nhiều sản phẩm được bảo hộ về sở hữu trí tuệ dưới các hình thức nhãn chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý bao gồm: Nhãn hiệu chứng nhận đối với cá hồ Thác Bà, gạo nếp Làng Mu - Khánh Thiện, gà xương đen Mù Cang Chải, vịt bầu Lâm Thượng, khoai sọ nương Trạm Tấu, lợn đen bản địa Trạm Tấu, gà trống thiến Lục Yên, măng mai Lục Yên... Nhãn hiệu tập thể đối với thịt hun khói Mường Lò, chè xanh Hán Đà, gạo nếp 87 Trạm Tấu, măng ớt Trạm Tấu... Đến nay các sản phẩm này đều được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Cùng với tiêu thụ trực tiếp, việc tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử cũng được đẩy mạnh. Theo Sở Công Thương tỉnh Yên Bái, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp phục hồi sau khi chịu tác động của dịch Covid-19 và mở rộng thị trường tiêu thụ, Sở đã hỗ trợ hàng chục doanh nghiệp của tỉnh hoàn thiện xây dựng và hoàn thiện hạ tầng thương mại điện tử, đồng thời duy trì hoạt động của sàn thương mại điện tử Yên Bái tại địa chỉ sctyenbai.com với gần 1.000 lượt doanh nghiệp và hơn 600 lượt sản phẩm chào bán trên sàn.

Thống kê cho thấy, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như quế Trấn Yên, chè Shan tuyết Suối Giàng, gạo Séng cù Mường Lò, chè Bát tiên Trấn Yên, bưởi Đại Minh; miến đao Quy Mông; trà Sơn tra Shan Thịnh; măng tre Bát độ Trấn Yên; mật ong Mù Cang Chải… đều được đông đảo người tiêu dùng trong nước ủng hộ, đánh giá cao về chất lượng.

Miến đao Yên Bái đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài

Đặc biệt, việc xây dựng thương hiệu thông qua chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể… cũng giúp nhiều loại nông sản địa phương xuất khẩu thành công ra nước ngoài. Năm 2023, lần đầu tiên, 10 loại sản phẩm nông nghiệp chủ lực biểu tiểu của tỉnh Yên Bái, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng để xuất sang thị trường Anh Quốc. Cụ thể, Doanh nghiệp tư nhân Phương Nhung (Văn Yên) có sản phẩm Trà Quế; Hợp tác xã sản xuất chè xanh chất lượng cao Bảo Hưng (Trấn Yên) có sản phẩm chè xanh chất lượng cao; Hợp tác xã Suối Giàng (Văn Chấn) có sản phẩm Diệp trà và Hồng trà Shan tuyết); Hợp tác xã Việt Hải Đăng (Trấn Yên) có sản phẩm Miến đao Quy Mông; Hợp tác xã Quế Khánh Thành (Trấn Yên) có sản phẩm Quế điều thuốc Hòa Cuông (loại 100 gam) và (loại 500 gam); Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên (thành phố Yên Bái) có sản phẩm miến đao. Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ) có sản phẩm gạo Séng cù và Hợp tác xã Tú Lệ (Văn Chấn) có sản phẩm gạo nếp Tan Tan.

Tiếp tục quảng bá mạnh cho nông sản địa phương

Quảng bá thương hiệu nông sản qua các sự kiện xúc tiến thương mại

Để tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản địa phương, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục hỗ trợ các chủ thể xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thông qua loạt hoạt động xúc tiến thương mại. Sở Công Thương Yên Bái thông tin, trong tháng 4/2024, Sở Công Thương đã tổ chức tuyên truyền, hưởng ứng các hoạt động về ngày thương hiệu Việt Nam (20/4); tổ chức gian hàng trưng bày của tỉnh Yên Bái và thành lập đoàn tham dự Khai mạc Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 33 – Vietnam Expo 2024 (từ ngày 03/4 – 06/4/2024).

Bên cạnh đó, Sở cũng hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký tham gia 04 Hội chợ triển lãm trong nước; tham gia kết nối giao thương với các doanh nghiệp huyện Hà Khẩu – Trung Quốc; tham gia chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc (ngày 12/4/2024 tại tỉnh Lào Cai). Tổ chức gian hàng của tỉnh Yên Bái và đoàn tham dự Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024…

Ngoài việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Yên Bái cũng chú trọng tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, đăng ký mã số vùng trồng. Trong đó tập trung vào vùng trồng chè, cây đao riềng, rau an toàn… Các sản phẩm sau khi được xây dựng thành công thương hiệu đã nâng cao giá trị, góp phần tác động tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mở ra hướng đi mới cho đồng bào vùng cao phát triển kinh tế.

Hoàng Phương
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Yên Bái

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024