Chủ trọ nâng giá điện, nước trái quy định: Việc xử phạt còn nhiều bất cập, khó kiểm soát

Việc các chủ khu trọ cố ý đưa ra mức giá điện, nước quá cao ép những người sử dụng phải thanh toán là vi phạm pháp luật.
PC Đắk Lắk: Phối hợp cùng khách hàng xác định nguyên nhân tiền điện tăng cao Vương quốc Anh: Giá điện cao kỷ lục, người nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất ''Nóng'' nhà trọ sinh viên trước thềm năm học mới

Chủ trọ tự nâng giá điện, nước cao “ngất ngưởng”

Các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh là nơi tập trung người lao động và sinh viên học tập, làm việc, nhu cầu thuê trọ cao. Lợi dụng nhu cầu đó, nhiều chủ trọ “hét” giá điện "trên trời", lên đến 4.500 đồng/số.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, sinh viên Nguyễn Trà Giang chia sẻ, do giá điện tại khu trọ cao nên chỉ dùng quạt, không dám bật điều hòa, ngay cả trong những ngày nắng nóng cao điểm. “Số điện phòng mình ở đang phải trả 3.800 nghìn đồng/một số điện. Vào những lúc cao điểm ôn thi, cả phòng mình phải trả gần 1.000.000 đồng cho tiền điện” - Trà Giang nói.

Chủ trọ nâng giá điện, nước: Sinh viên, người thuê nhà "căng mình" gánh chi phí
Nhiều sinh viên đang phải đau đầu với giá tiền điện, nước của chủ trọ. Ảnh: L.D

Tương tự, Quỳnh Anh (20 tuổi, sinh viên) cho hay đang phải trả 4.500 đồng/số điện. "Tuy nhiên, bọn mình đã ở từ khi lên Hà Nội cho đến bây giờ nên cố gắng đến khi ra trường thì tìm chỗ trọ có giá điện rẻ hơn” - Quỳnh Anh cho biết.

Hiện, tân sinh viên sắp sửa nhập học, một số chủ trọ đã rục rịch tăng giá tiền phòng, giá dịch vụ, trong đó, có tiền điện. Để tránh không mất tiền oan, sinh viên thuê trọ cần đến trực tiếp để xem, thỏa thuận với chủ trọ nếu giá điện quá cao so với giá chung.

Chủ trọ “hét” giá điện, nước: Sinh viên sống “chật vật” ở thành phố
Giá điện tại các nhà trọ tuy không mới nhưng vẫn nóng. (Ảnh: baothainguyen.vn).

Khảo sát tại thị trường nhà trọ quận Nam Từ Liêm - khu vực tập trung nhiều sinh viên thuê ở, trung bình giá điện được tính là từ 3.800 - 4.500 nghìn/số. Ngoài ra, tiền nước được tính riêng theo đầu người ở mức từ 100.000 đồng/ người/tháng - 150.000 đồng/người/tháng, đó là chưa kể chi phí dịch vụ vệ sinh, wifi và các chi phí phát sinh khác.

Mạnh tay xử phạt hành vi nâng giá điện trái quy định

Luật sư Võ Đình Đức - Phó giám đốc Công ty Luật hợp danh Đông Nam Á SEALAW - cho biết, Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương (đã được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 25/2018/TT BCT) quy định đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình).

Trong trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện) thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà).

Trường hợp còn lại có thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện, áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ. Thực tế hiện nay, phần lớn nhà trọ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đều không kê khai được đầy đủ số lượng người sử dụng điện.

Theo Quyết định 2941/QĐ-BCT ngày 8/11/2023 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện, giá điện bán lẻ sinh hoạt bậc 3 (từ 101 - 200 kWh) là 2.167 đồng/số. Trong khi đó, giá điện bán lẻ sinh hoạt bậc 6 (cho từ 401 kWh trở lên) có giá 3.151 đồng/số.

Luật sư Võ Đình Đức cho rằng, với mức giá điện sinh hoạt chung khoảng 3.800 - 4.000 đồng/số cho nhiều khu trọ trên thị trường hiện nay cao hơn nhiều so với giá nhà nước quy định, thậm chí cao gấp 2 lần. Mức độ chênh lệch này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh viên. Để chi trả mức giá điện bị chủ trọ “hét” lên cao, buộc người thuê trọ phải cắt giảm các nguồn chi tiêu khác, tính toán để phù hợp với tình hình hiện tại.

Đối với giá nước cho các khu nhà trọ hiện nay, Luật sư Võ Đình Đức cho biết, theo Quyết định 3541/QĐ-UBND ngày 07/7/2023 phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TP. Hà Nội, phương án điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt được xây dựng với từng nhóm khách hàng sử dụng nước khác nhau. Trong đó, với nhóm hộ dân cư, từ năm 2024 sẽ là 8.500 đồng/m3 đối với 10m3 đầu tiên; từ trên 10 - 20m3 là 9.900 đồng; từ trên 20 - 30m3 là 16.000 đồng; từ trên 30m3 là 27.000 đồng.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 42 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP thì thu tối thiểu 4m3/hộ gia đình/tháng, trong khi đó thực tế hiện nay mỗi cá nhân sinh hoạt hàng tháng cũng chỉ hết từ 6m3 - 8m3 nước là tối đa. So với quy định về giá nước hiện hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, với mức thu 100.000 đồng/người tại đa số các khu cho thuê chọ, chung cư mini như hiện nay là quá cao so với quy định.

Về xử phạt vi phạm hành chính, Luật sư Võ Đình Đức cho rằng, giao dịch cung cấp các dịch vụ điện, nước, tiện ích trong các khu nhà trọ, chung cư mini bản chất là hợp đồng dân sự giữa chủ khu trọ với người thuê. Tuy nhiên, vẫn phải tuân thủ theo quy định về giá điện, nước chung. Việc các chủ khu trọ cố ý đưa ra mức giá điện, nước quá cao ép những người sử dụng phải thanh toán là vi phạm pháp luật.

Cụ thể, khoản 6 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Luật sư Võ Đình Đức nói thêm, hiện nay, việc xử phạt những vi phạm này còn nhiều bất cập, khó kiểm soát bởi mọi trao đổi giữa chủ khu trọ và người thuê đa số được thực hiện không thông qua văn bản. Mặt khác, nhiều người thuê trọ không nắm chắc những quy định về cách tính giá điện và họ gần như bị bắt buộc phải thuê nhà kèm giá dịch vụ điện, nước ở mức cao hơn nhiều so với quy định. Chính vì vậy, sinh viên, người đi thuê nhà lưu ý phải xem xét kỹ hợp đồng thuê nhà, chi phí giá dịch vụ điện, nước để đàm phán mức thanh toán điện, nước phù hợp, đúng quy định.

Vũ Hạ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Xem thêm