Chủ tịch TP. Cần Thơ chỉ đạo giải pháp cấp bách về đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các đơn vị giảm họp và tăng cường kiểm tra cơ sở tại các công trình, dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố.
Cần Thơ: Tập đoàn SUEZ muốn đầu tư vào các dự án cấp nước, xử lý rác thải Cần Thơ sôi động với chương trình khuyến mãi cuối năm Hơn 200 doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xúc tiến đầu tư tại Cần Thơ

Ngày 23/8, ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ - đã ký ban hành Văn bản 3611/UBND-XDĐT chỉ đạo về một số giải pháp cấp bách thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản những tháng cuối năm 2024.

Theo đó, kế hoạch vốn năm 2024 của thành phố là hơn 8.833 tỷ đồng, hiện đã giải ngân hơn 3.756 tỷ đồng, đạt 36,8% so với quyết định Thủ tướng Chính phủ và 42,5% so với HĐND thành phố giao.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về đầu tư công
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cùng đoàn công tác kiểm tra thực tế khu vực hồ Bún Xáng, quận Ninh Kiều. Ảnh: Thành uỷ Cần Thơ

Một số chủ đầu tư đạt tỷ lệ giải ngân tốt, đóng góp tích cực đến kết quả giải ngân chung của thành phố như: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố, Công an thành phố, Chi cục Thủy lợi, Trường Cao đẳng Nghề cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố, Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ, UBND quận, huyện: Cờ Đỏ, Thới Lai, Ô Môn, Thốt Nốt,...

Tuy nhiên, tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản, nhất là tiến độ giải ngân 8 tháng đầu năm chưa đạt yêu cầu, nguyên nhân chủ yếu do nhiều chủ đầu tư chưa chủ động, chưa quyết liệt, quyết tâm tập trung thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là công tác phối hợp, kết quả giải ngân vốn được giao đạt tỷ lệ thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xây dựng cơ bản và tiến độ giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 của thành phố.

Do đó, để phân bổ, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ có chỉ đạo đến các Sở, ban, ngành của thành phố.

Cụ thể, các đơn vị quán triệt, bám sát chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức, vai trò, ý nghĩa của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội; là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành, thực hiện điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, xác định rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả; làm việc nào dứt việc đó; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; đặc biệt thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong tổ chức triển khai thực hiện giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2024.

Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công, tập trung vào các công trình, dự án chiếm tỷ trọng vốn lớn trong kế hoạch vốn năm 2024. Trên tinh thần tiến công, chủ động phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành và cơ quan liên quan cùng tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn về thủ tục đầu tư, phân bổ vốn, thanh toán, giải ngân, mặt bằng thi công,... các nội dung vượt thẩm quyền, có văn bản báo cáo, đề xuất cụ thể phương án giải quyết, trình cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời" có thể chia thành nhiều câu ngắn gọn hơn, tập trung vào từng khía cạnh.

Đặc biệt, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố, Chi cục Thủy lợi là chủ đầu tư các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, phải tích cực, chủ động hơn nữa khẩn trương triển khai thực hiện các dự án được giao và giải ngân hết kế hoạch vốn theo đúng thời gian quy định.

Đồng thời, các đơn vị cần khẩn trương hoàn thành bố trí vốn kế hoạch năm 2024, tiến hành rà soát, phân bố, điều chỉnh và bảo đảm chất lượng, tiến độ để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; xây dựng tiến độ chi tiết cho từng dự án, công trình theo dõi, đôn đốc, quản lý tiến độ, theo dõi chỉ đạo, điều hành đảm bảo tiến độ chung.

Ông Trần Việt Trường nhấn mạnh, các đơn vị cần giảm họp và tăng cường kiểm tra cơ sở tại các công trình, dự án. Trong đó, yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, địa phương đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; chủ động phối hợp và tập trung kiểm tra, giám sát, phát hiện các tồn tại, hạn chế, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền; đôn đốc các nhà thầu, tư vấn tổ chức thi công "3 ca, 4 kíp" đẩy nhanh tiến độ các dự án, gói thầu, đặc biệt là các dự án trọng điểm; giám sát chặt chẽ nhà thầu và có biện pháp đủ mạnh kiên quyết xử phạt, cắt hợp đồng nhà thầu vi phạm họp đồng nhưng không có lý do chính đáng.

Giao Giám đốc Sở, Thủ trưởng các sở ban ngành thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện trực tiếp làm Tổ trưởng, chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc giải ngân đầu tư công, đảm bảo tiến độ dự án, và xử lý nghiêm các vi phạm. Báo cáo kết quả về UBND thành phố trước ngày 31/8/2024.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ được phê duyệt, đặc biệt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Công điện số 80/CĐ-TTg ngày 16/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục quyết liệt triển khai, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải,…

Ngân Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Xem thêm