Chống thương lái nước ngoài thu mua hàng hóa trái phép: Khắc phục “lỗ thủng” quản lý

Những thông tin gần đây về một số thương lái nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thu gom nông thủy sản trái phép, thao túng, ép giá các mặt hàng nông sản, đẩy doanh nghiệp và nông dân vào tình cảnh khốn đốn gây bức xúc trong dư luận. Ngày 3/7/2012 Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp về vấn đề này để đưa ra biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Các thương lái nước ngoài đến tận cảng để xem mặt hàng cá.

Các thương lái nước ngoài đến tận cảng để xem mặt hàng cá.

CôngThương - Không phải thương lái nào cũng xấu

Theo ông Võ Văn Quyền- Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương: Không phải thương nhân nước ngoài nào cũng làm ăn theo kiểu lừa đảo, chụp giật, gây hại đến lợi ích của nông dân. Những thương nhân nước ngoài có văn phòng, chi nhánh, hay những doanh nghiệp FDI làm ăn chân chính tại Việt Nam rất cần khuyến khích họ tiếp tục. Nhưng bên cạnh đó còn có một bộ phận cá nhân người nước ngoài hoạt động thương mại trái với pháp luật Việt Nam.

Như việc vải Thiều bị ép giá ngay từ đầu vụ, rồi đến thanh long, dưa hấu, dứa, thậm chí cả gạo…, đặc biệt là khoai lang tím trồng ở Vĩnh Long với số lượng lớn bị rớt giá thảm hại tới 70%, chỉ còn 250.000 đồng/tạ (trong khi đó tháng trước giá khoai lên tới 1 triệu đồng/tạ); và dừa Bến Tre bị ép giá tới đáy. Nếu như cuối năm 2011, giá dừa còn ở mức 150.000 đồng/chục (12 trái) thì bây giờ chỉ còn từ 12.000 đến 15.000 đồng/chục. Hay như những vụ mua chè chất lượng xấu tại Thái Nguyên; thu gom hải sản ở Khánh Hòa, mua cua tại Cà Mau. Nghiêm trọng hơn có những vụ thu gom hàng có tính phá hoại như mua rễ thanh long, đỉa…

Những hành vi này vi phạm pháp luật Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước láng giềng.

Hạn chế hoạt động thu mua nông sản trái phép

Ngay sau khi có phản ánh trên thông tin đại chúng, Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã lập các đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình, chỉ đạo trực tiếp Sở Công Thương các địa phương xử lý (kiểm tra thu mua chè tại Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ; kiểm tra thu mua vải tại Bắc Giang, thu mua khoai lang tím ở Vĩnh Long, thu mua cua ở Cà Mau…).

Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành liên quan thống nhất các giải pháp về quản lý người nước ngoài thu mua nông sản để xuất khẩu. Bộ cũng có công văn chỉ đạo và hướng dẫn Sở Công Thương các tỉnh, xử lý và báo cáo tình hình thương lái nước ngoài thu gom hàng nông- thủy- hải sản. Đồng thời triển khai việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam tới người làm công tác quản lý các cấp, tới các hộ nông dân và cơ sở buôn bán trên địa bàn để nhận thức rõ phạm vi hoạt động, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân người nước ngoài tham gia hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam…

Sau khi có sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương bước đầu đã hạn chế được hoạt động thu mua nông sản trái phép. Những hoạt động trên không còn diễn ra công khai mà đi vào lén lút, bí mật, quy mô nhỏ.

Theo phản ánh của các Sở Công Thương, đến nay tại Cà Mau không còn hiện tượng cá nhân người nước ngoài đến mua cua rồi nợ tiền thương lái Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng cá nhân người nước ngoài núp bóng tư thương Việt Nam mua cua tại địa bàn.

Tại Vĩnh Long, sau khi các thương nhân nước ngoài tổ chức thu mua khoai lang tím với giá cao, khiến bà con nông dân mở rộng vùng trồng với số lượng lớn rồi bỏ đi, ép giá một thời gian (giá từ 160.000- 180.000 đồng/tạ), đến nay những thương nhân này đã quay trở lại tiếp tục tổ chức thu mua khoai lang tím với giá 190.000 đồng/tạ.

Tại Tiền Giang hiện tượng cá nhân người nước ngoài thu mua dứa giá cao không còn diễn ra, hiện nay sản phẩm của nông dân chủ yếu bán cho các nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn…

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”

Để xảy ra những vụ việc đáng tiếc vừa qua, theo ông Võ Văn Quyền là do những nguyên nhân: Trước hết là trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Mặc dù luật pháp và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn rất đầy đủ nhưng cơ quan quản lý tại các địa phương đã không xử lý kịp thời. Từ nhận thức đến việc tổ chức quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động thương mại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại từng địa bàn cụ thể còn nhiều hạn chế.

Vì tham lợi, một bộ phận thương nhân Việt Nam đã tiếp tay cho các hành vi này qua việc đứng ra thu gom hàng hóa cho thương lái nước ngoài, bất chấp những điều mà pháp luật quy định.

Cũng do nhận thức chưa đầy đủ, vì lợi ích trước mắt, nhiều nông dân (không phải là thương nhân) đã bán hàng hóa trực tiếp cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mà không biết mình đang vô tình tiếp tay cho những cá nhân người nước ngoài hoạt động trái phép.

Bà Lê Hoàng Oanh- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại- cho biết thêm: Thực tế “đầu ra” cho sản phẩm của nông dân còn rất khó khăn, không bán được, vậy nên khi thương lái nước ngoài trả giá cao thì họ bán. Trách nhiệm đặt ra là phải có thị trường cho nông dân tiêu thụ được nông thủy hải sản. Vai trò của DN và địa phương và cơ quan quản lý nhà nước là phải có cơ chế tiêu thụ, mở rộng thị trường nước ngoài để thêm nhiều kênh tiêu thụ.

Lực lượng chức năng phải đi đầu

Nhiều ý kiến đặt ra, thị trường nước ngoài, nhất là thị trường Trung Quốc ngay cạnh Việt Nam là thị trường không khó tính, tiêu thụ phần lớn hàng hóa của Việt Nam nên vẫn cần có những chính sách thúc đẩy xuất khẩu.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, phải nhìn vấn đề này trên hai mặt tiêu cực và tích cực. Những đối tượng như tổ chức, thương nhân nước ngoài hoạt động bình thường đúng pháp luật Việt Nam thì cần khuyến khích, còn những hoạt động trái phép, có thủ đoạn, gây tổn hại cho kinh tế thì phải kiên quyết chống.

Trước mắt, cần phải cảnh báo, tuyên truyền pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam tới người làm công tác quản lý các cấp.

Đối với các hộ nông dân, doanh nghiệp Việt Nam thu gom hàng hóa cần nhận thức rõ hơn và biết cách tự bảo vệ mình thông qua các hợp đồng kinh tế, bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng hoặc đặt cọc tiền hàng. Mà cách làm trong thời gian của UBND tỉnh Tiền Giang, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Hiệp hội Lương thực trong sự việc với dứa và gạo đã giúp giảm thiểu phần nào thiệt hại.

Bộ Công Thương đề xuất, Cục Quản lý thị trường chỉ đạo các Chi cục chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm; kiên quyết xử lý hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các vụ chức năng của Bộ Công Thương và các hiệp hội ngành nghề tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới, chủ động trong việc tổ chức hệ thống đại lý thu mua, đến tận nơi thu mua với nhiều hình thức thanh toán linh hoạt để nâng cao tính cạnh tranh…

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đề nghị các bộ, ngành, cơ quan chức năng thống nhất phối hợp, nhất là Ban chỉ đạo 127 Trung ương phải là lực lượng nòng cốt đi đầu trong công tác này. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định xuất nhập cảnh, lưu trú để hoạt động thương mại trái phép, kể cả sử dụng biện pháp trục xuất và cấm nhập cảnh…

Thanh Hương

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu 253,13 nghìn tấn thịt heo, với trị giá 497,06 triệu USD, giảm 52,1% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm. Giá Robusta lao dốc 14,7% đứt chuỗi 9 tuần liên tiếp. Giá Arabica giảm 10,38%, về mức thấp nhất 1 tháng.
Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Phiên livestream của chủ kênh Quyền Leo Daily với tổng doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng chỉ 17 giờ tạo ra kỷ lục mới cho ngành thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm -thủy sản tăng 71,5%... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 29/4-5/5.
Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Dù hiện nay các thị trường đều co lại do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu song thủy sản là hàng thực phẩm thiết yếu nên vẫn còn có cơ hội tăng trưởng.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Đế chế ngành thực phẩm chức năng hàng đầu Bắc Âu – Pharmatech đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech As.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động