Thứ bảy 28/12/2024 19:08

Chợ Pò Hèn: Thúc đẩy thương mại vùng biên Quảng Ninh

Chợ phiên Pò Hèn vừa được UBND xã Hải Sơn – TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh khôi phục nhằm góp phần thúc đẩy phát triển thương mại vùng biên tỉnh Quảng Ninh.

Là một xã miền núi cách trung tâm Thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh 35 km, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc 12 km, gồm 03 dân tộc anh em (Kinh, Dao, Sán Chỉ) cùng sinh sống, trong đó dân tộc Dao, Sán Chỉ chiếm đến 86,8%, xã Hải Sơn được xác định là địa bàn vùng cao, biên giới có vị trí trọng yếu chiến lược về quốc phòng - an ninh và luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành.

Chợ Pò Hèn được khôi phục, kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy thương mại vùng biên (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Móng Cái)

Chợ Pò Hèn ở xã Hải Sơn là chợ truyền thống có từ lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số vùng rừng Bắc Phong Sinh, thượng lưu sông Ka Long. Đây là nơi trao đổi nông cụ và nông thổ sản của các khe bản thuộc thành phố Móng Cái và huyện Hải Hà, cư dân thôn Thán Sản (Trung Quốc) giáp đường biên cùng tham gia họp chợ.

Chợ phiên họp vào các ngày mùng 2, 5, 8, 12, 15, 18, 22, 25, 28 âm lịch hàng tháng; trước đây họp chợ chủ yếu trên các gò đất trống thoáng rộng, có dựng lều lán tạm. Năm 1975, chợ được xắp xếp lại; năm 2000 xã Hải Sơn đã đầu tư xây dựng chợ khang trang hơn. Nhưng trong 3 năm (2019-2022), do dịch Covid-19 chợ tạm ngừng hoạt động.

Đến nay, Chợ Pò Hèn được thành phố đầu tư chỉnh trang lại cơ sở hạ tầng, diện tích rộng hàng mẫu đất, hiện có 30 hộ đăng ký kinh doanh thường xuyên tại chợ.

Chợ phiên Pò Hèn hoạt động kinh tế thương mại, mua bán hàng hóa theo cơ chế thị trường. Người dân các xã lân cận thuộc huyện Bình Liêu, Hải Hà cũng đưa hàng hóa lâm thổ sản - đặc sản địa phương, hàng thêu - hàng dệt y phục riêng của dân tộc mình, sản phẩm OCOP đến bán. Chợ phiên còn có đủ hương vị văn hóa ẩm thực người vùng cao, món ăn lạ miệng du khách nhưng khoái khẩu. Thị trường “có cầu - có cung”, đường tỉnh 341 (Quốc lộ 18C) lại vừa được nâng cấp thông thương, các doanh nghiệp thương mại và thương lái xa gần đổ đến họp chợ, làm cho mỗi phiên chợ Pò Hèn thêm sầm uất.

Để phục hồi lại khu chợ biên giới này, Phiên chợ vùng cao Pò Hèn, xã Hải Sơn đã được khánh thành và khai trương vào ngày 22/10/2023 và đang được nghiên cứu thí điểm tổ chức thường niên 02 lần/tháng vào ngày thứ 7, chủ nhật đầu tháng và giữa tháng. Phiên chợ Pò Hèn có sự tham gia của đồng bào các dân tộc xã Hải Sơn, xã Bắc Sơn (TP Móng Cái), xã Quảng Đức (huyện Hải Hà), xã Húc Động (huyện Bình Liêu).

Ông Vũ Tuấn Anh - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Hải Sơn cho biết, chúng tôi kỳ vọng phiên chợ Pò Hèn sẽ là điểm đến du lịch và thương mại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thông qua việc kết nối giao thương với các xã lân cận như Quảng Đức và trong vùng theo định hướng phát triển bền vững. Đồng thời, chợ phiên Pò Hèn sẽ kết nối các tour tuyến du lịch và đón du khách đến với Hải Sơn gắn với du lịch tâm linh tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Pò Hèn, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá và trải nghiệm tại xã Hải Sơn. Đặc biệt, lãnh đạo xã Hải Sơn kỳ vọng sắp tới lối mở Pò Hèn - Thán Sản sẽ là cặp chợ biên giới thúc đẩy phát triển mạnh mẽ về giao thương cho nhân dân 2 bên biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Việc khôi phục chợ phiên Pò Hèn cũng nhằm bảo tồn nếp văn hóa quen thuộc của người dân vùng cao xã Hải Sơn, để người dân từ các thôn hội họp, trao đổi, buôn bán những sản phẩm nông sản đơn thuần như gà, lợn, tỏi khô, măng, mật ong rừng, các loại rau, thuốc bắc...

Đồng thời, thông qua phiên chợ nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và văn hoá du lịch, giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông sản, hàng hóa tiêu biểu của xã. Chợ phiên cũng là nơi hội tụ để các tiểu thương, người dân có điều kiện gặp gỡ, giao lưu, mua bán; đồng thời hợp tác, tìm kiếm đối tác, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần tạo sức bật mới, nhân dân tích cực sản xuất nông, lâm nghiệp chuyển đổi sản xuất, kinh doanh hàng hóa và xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững và giữ vững nét đặc trưng riêng có của xã Hải Sơn.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Chợ phiên vùng cao

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững