Chính sách Bảo hiểm tiền gửi - “tấm lá chắn” bảo vệ người gửi tiền
Nhận biết kiến thức về chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) giúp người dân có thể tránh được nguy cơ bị mất tiền do gửi tiền vào các kênh phi chính thức trên mạng hoặc bị các đối tượng lừa đảo dụ dỗ với chiêu lãi suất cao. Đặc biệt, khi gửi tiết kiệm trực tuyến, người dân cần chú ý các kỹ năng về an ninh, bảo mật thông tin tài khoản, thông tin đăng nhập ngân hàng điện tử, tránh bị lừa đảo truy cập vào các website giả mạo ngân hàng hoặc bị lộ mật khẩu đăng nhập do click vào các link lạ…
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền
Ở Việt Nam hiện nay, có duy nhất 01 tổ chức BHTG là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Theo Điều 2, Quyết định số 1394/QĐ-TTg ban hành ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau: “Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện chính sách Bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng”.
Đối với người gửi tiền, hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn góp phần củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, hoạt động bảo hiểm tiền gửi tạo thuận lợi cho hệ thống các tổ chức tín dụng phát triển lành mạnh, an toàn và huy động tiền gửi cho đầu tư phát triển, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển bền vững.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình, từ đó góp phần hạn chế rủi ro, giúp các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi. Các hoạt động nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam liên quan trực tiếp tới việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền bao gồm: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo dõi, kiểm tra và giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xử lý hành vi vi phạm; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ; cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản, cho vay đặc biệt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và cho vay đặc biệt theo phương án phục hồi tổ chức tín dụng được phê duyệt, mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ; Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả hoặc phá sản, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm tiền gửi nhằm nâng cao niềm tin công chúng, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Những điều cần biết về chính sách bảo hiểm tiền gửi
Theo Điều 6, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Điều 4, Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân, và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; tổ chức tài chính vi mô phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô; ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Khi gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nói trên, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được đảm bảo.
Theo Điều 15, Luật Bảo hiểm tiền gửi, “tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải niêm yết công khai bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại tất cả các điểm giao dịch có nhận tiền gửi”. Bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi là bản sao do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cấp từ sổ gốc.
Như vậy, người gửi tiền có thể nhận biết tổ chức tín dụng đã tham gia bảo hiểm tiền gửi qua việc quan sát điểm giao dịch của tổ chức tín dụng có niêm yết bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi hay không. Ngoài ra, người gửi tiền có thể truy cập website của tổ chức bảo hiểm tiền gửi (tại địa chỉ: www.div.gov.vn) để biết rõ hơn các thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Người được bảo hiểm tiền gửi (người gửi tiền) có quyền và nghĩa vụ: được bảo hiểm số tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định; được nhận tiền bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn; yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, chế độ về bảo hiểm tiền gửi; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật; có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về tiền gửi theo yêu cầu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi thực hiện thủ tục trả tiền bảo hiểm. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.
Theo Điều 25 của Luật Bảo hiểm tiền gửi, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi nhưng tối đa chỉ bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Hạn mức trả tiền bảo hiểm được Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi tổ chức đó được cơ quan chức năng xác định là lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả hoặc phá sản. Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.
Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp phải sự cố mất khả năng thanh toán, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ bảo vệ trực tiếp người gửi tiền thông qua nghiệp vụ chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền với hạn mức theo quy định của pháp luật. Số tiền vượt hạn mức sẽ được chi trả trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó. Nhờ vậy, người gửi tiền an tâm hơn khi gửi tiền tại các tổ chức tín dụng có tham gia Bảo hiểm tiền gửi, qua đó chủ động hơn trong các giao dịch tài chính, góp phần thúc đẩy tài chính