Chính quyền Tổng thống Trump điều tra thương mại mới để biện minh cho thuế quan đối với EU

Ngày 21/11, các quan chức chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang xem xét liệu có nên bắt đầu một cuộc điều tra thương mại mới chống lại Liên minh châu Âu hay không khi cánh cửa áp thuế ô tô đối với Brussels đã đóng lại.

Một động thái như vậy có nghĩa là nhập khẩu ô tô châu Âu sẽ không phải chịu thuế vì lo ngại an ninh quốc gia, nhưng khối thương mại này sẽ phải chịu một cuộc điều tra rộng lớn hơn.

chinh quyen tong thong trump dieu tra thuong mai moi de bien minh cho thue quan doi voi eu
Ảnh minh họa

Những gì cuộc điều tra này mang lại là sẽ tạo ra một tình huống mà trong một năm nữa sẽ mang lại cho Tổng thống Mỹ đòn bẩy đối với EU. Tổng thống Donald Trump được cho là sẽ đưa ra quyết định vào ngày 14/11 về việc có nên hành động chống lại nhập khẩu ô tô và phụ tùng ô tô từ EU hay không. Nhưng với thời hạn đã hết, các câu hỏi hiện đang được đặt ra về việc liệu chính quyền Tổng thống Trump có thể tiếp tục sử dụng Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962 để thực hiện bất kỳ hành động thuế quan nào trong tương lai hay không. Điều khoản ít được sử dụng trước đây cho phép Tổng thống Mỹ áp đặt các hạn chế thương mại nếu hàng nhập khẩu được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Một cuộc điều tra theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 sẽ có khả năng sâu rộng hơn và sẽ khiến nhiều ngành công nghiệp châu Âu, trợ cấp và các chương trình khác phải xem xét kỹ lưỡng. Động thái này cũng sẽ chấm dứt cuộc điều tra an ninh quốc gia.

Mục 301, vốn ít được sử dụng bởi các chính quyền Mỹ trước đây, cho phép Tổng thống áp đặt các hạn chế thương mại nếu phát hiện ra rằng một quốc gia đang tiến hành một thực tiễn gây gánh nặng hoặc hạn chế thương mại của Mỹ. Tổng thống Trump đã sử dụng điều khoản Mục 301 để biện minh cho làn sóng thuế quan đối với Trung Quốc sau cuộc điều tra của Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho thấy các chính sách của Bắc Kinh về chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ tạo nên gánh nặng hoặc gây hạn chế thương mại của Mỹ. Những thông báo về vấn đề mới nhất hiện chưa rõ chính sách thương mại nào của EU mà chính quyền Mỹ sẽ nhắm đến trong các cuộc điều tra, và liệu ô tô có còn là mục tiêu chính của các hành động sắp tới hay không.

Tổng thống Trump đã liên tục phàn nàn rằng, EU áp thuế 10% đối với ô tô trong khi Mỹ chỉ có thuế nhập khẩu 2,5% đối với xe khách. Ông Trump cũng lập luận, mối quan hệ thương mại xuyên Đại Tây Dương hiện nay là không công bằng vì Mỹ thâm hụt thương mại hàng hóa trị giá 151 tỷ USD với EU. Nhiều quốc gia áp thuế với Mỹ ở mức cực cao hoặc tạo ra các rào cản thương mại bất khả thi và Tổng thống Trump cho rằng “tệ hơn cả Trung Quốc”. USTR chịu trách nhiệm khởi động một cuộc điều tra Mục 301 mới. Bộ Thương mại Mỹ chịu trách nhiệm điều tra Mục 232 đã gửi câu hỏi đến USTR và Nhà Trắng. Tổng thống Trump đã phải đối mặt với áp lực rất lớn khi cố gắng sử dụng các lập luận an ninh quốc gia để áp thuế quan đối với các đồng minh.

Ông Trump đã viện dẫn một điều khoản như vậy để biện minh cho việc áp thuế đối với nhập khẩu thép và nhôm đã bắt đầu vào năm ngoái. Luật này được viện dẫn một lần nữa để điều tra rủi ro an ninh quốc gia do nhập khẩu ô tô. Canada, Mexico, Hàn Quốc và Nhật Bản đã có thể được miễn trừ khỏi thuế thép và nhôm sau khi đàm phán các thỏa thuận thương mại với Mỹ, nhưng nhập khẩu ô tô của EU vẫn còn gặp rủi ro. Mục 232 mang lại cho Tổng thống Mỹ thời hạn 180 ngày để đàm phán các thỏa thuận nhằm giải quyết bất kỳ mối lo ngại nào về an ninh quốc gia, nếu ông Trump quyết định tạm dừng áp dụng thuế quan thì không phải thông báo. Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã đệ trình báo cáo lên Tổng thống Mỹ vào tuần trước với phiên bản cập nhật về các cuộc đàm phán với châu Âu, nhưng đã không có quyết định được đưa ra.

Một phán quyết gần đây của tòa án ngày 15/11 đã đặt ra câu hỏi về việc liệu chính quyền Tổng thống Trump không đưa ra quyết định trước hạn chót sẽ vô hiệu hóa việc sử dụng luật pháp để đe dọa thuế quan ô tô. Tòa án Thương mại quốc tế Mỹ đã ra phán quyết rằng Tổng thống Trump đã vi phạm thời hạn Mục 232 riêng biệt khi cố gắng tăng gấp đôi thuế thép đối với Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 8/2018 sau thời hạn 90 ngày. Kể từ đó, ông Trump đã giảm thuế thép đối với Thổ Nhĩ Kỳ xuống mức 25% ban đầu, nhưng phán quyết này là quan điểm đầu tiên của một tòa án đẩy lùi việc sử dụng luật của Tổng thống. Những chỉ trích về việc ông Trump sử dụng đạo luật đã đưa ra phán quyết như một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cánh cửa thuế quan đã đóng lại sau khi thời hạn 180 ngày trôi qua. Các chuyên gia pháp lý cho rằng, phán quyết này cũng đặt nền tảng vững chắc hơn trước những thách thức trong tương lai đối với bất kỳ hành động nào mà ông Trump có thể áp dụng thuế quan đối với ô tô của EU. Nếu bây giờ Tổng thống Mỹ áp đặt thuế quan thì sẽ có những thách thức pháp lý rõ ràng.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Tỉnh Gia Lai định hướng phát triển dịch vụ logistics nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa.
Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động