Thứ hai 23/12/2024 12:30

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021: “Hiện tượng” Hải Phòng

Báo cáo về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 đã xếp Hải Phòng ở vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố cả nước. Đây cũng là thứ hạng cao nhất và ấn tượng nhất của Hải Phòng từ trước đến nay.

Chỉ số năng lực cạnh tranh của TP. Hải Phòng đã cải thiện được 5 bậc so với năm 2020 là nhờ vào những cố gắng trong thuận lợi hoá môi trường kinh doanh tại địa phương. Xét trong 4 năm trở lại đây, Hải Phòng liên tục cải thiện vị trí: năm 2018 xếp thứ 16/63, năm 2019 xếp thứ 10/63 và năm 2020 xếp thứ 7/63.

Kết quả Chỉ số PCI năm 2021 đã ghi nhận những nỗ lực của Thành phố trong việc tập trung tháo gỡ kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua đối thoại trực tiếp hằng tháng giữa doanh nghiệp với lãnh đạo UBND thành phố và các sở, ngành chức năng.

Thành phố cũng đã thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch làm đầu mối theo mô hình “một cửa” cho các hoạt động đầu tư, góp phần thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Nhờ vậy, trong năm 2021, thành phố không chỉ thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn trong nước mà còn vươn lên dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Cũng trong năm 2021, Hải Phòng lần đầu tiên tiến hành đánh giá và công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở ngành và cấp huyện (DDCI). Việc đánh giá DDCI là một bước đi mạnh mẽ và nỗ lực cải cách tại một thành phố lớn, trực thuộc trung ương như Hải Phòng.

Đây là bước đi quan trọng của địa phương trong việc tăng cường các hình thức đối thoại, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, hướng tới cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh một cách toàn diện.

Khu công nghiệp Đình Vũ- Cát Hải, TP. Hải Phòng

Một số sở ngành của Hải Phòng như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế và Ban Quản lý Khu kinh tế đã ký cam kết công khai trước doanh nghiệp những nội dung hỗ trợ và cải cách rất cụ thể.

Chẳng hạn như cam kết chủ động liên lạc với doanh nghiệp để hướng dẫn chi tiết hồ sơ nếu chưa phù hợp, cam kết không để doanh nghiệp phải đi lại bổ sung hồ sơ quá 1 lần, cam kết giảm thời gian giải quyết nhiều thủ tục xuống còn một nửa so với quy định của Trung ương.

Việc ký cam kết công khai và sau đó đề nghị doanh nghiệp và báo chí theo dõi và giám sát việc thực hiện các cam kết là một bước đi thay đổi rất tích cực của thành phố quan trọng cửa ngõ Đông Bắc của cả nước.

Những nỗ lực của thành phố Hải Phòng trong năm qua đã giúp thành phố cải thiện 17 bậc về xếp hạng tính minh bạch, 10 bậc về tính năng động và tiên phong của chính quyền địa phương và 2 bậc trong xếp hạng về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Được biết UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 95/KH-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2022 – 2025 nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành trên địa bàn thành phố.

Tại Kế hoạch này UBND thành phố đề ra một số nội dung, giải pháp thực hiện hỗ trợ, gồm: hỗ trợ tiếp cận tín dụng; thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố; hỗ trợ thuế, kế toán; hỗ trợ công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật; mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý; phát triển nguồn nhân lực; chuyển đổi từ hộ kinh doanh; khởi nghiệp sáng tạo; tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị…

Hải Phòng cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố nêu cao tinh thần đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh; ý thức chấp hành quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận, phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản