Chủ nhật 22/12/2024 22:47

“Câu like, câu view” bẩn: Dừng lại trước khi quá muộn

Hiện nay, việc lợi dụng sự việc, người nổi tiếng để câu like, câu view bất chấp đạo đức đã trở thành hiện tượng phổ biến và nguy cơ trở thành căn bệnh khó chữa!

Ngày nay, một số người ngày càng tự đặt áp lực lên bản thân để trở thành nhân vật nổi tiếng, thu hút sự chú ý thông qua việc tạo nội dung và bắt trend, bất chấp những hệ quả tiêu cực mà điều này có thể mang lại.

Đơn cử như vụ việc “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn” của TikToker V.M.L. Sau 3 tháng xảy ra vụ việc, mới đây anh đã đăng tải video gửi lời xin lỗi chủ quán phở và cộng đồng mạng. Cơ quan chức năng cũng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với TikToker này với mức phạt 5 triệu đồng.

Trong bài đăng mới đây ngày 27/4, nam TikToker thừa nhận bản thân nhận thức sâu sắc về sự yếu kém và thiếu hiểu biết của mình trong việc xử lý vấn đề và biết ơn cộng đồng đã cho anh được nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân. Rất mong nhận được sự bao dung và tha thứ từ mọi người. "Tôi cũng muốn gửi đến cộng đồng lời xin lỗi sâu sắc, tôi biết ơn mọi người vì đã đóng góp một cách nghiêm khắc để tôi nhìn nhận lại chính mình. Tôi hiểu rằng mình phải chín chắn, cẩn trọng hơn trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Tôi cũng cố gắng rèn luyện để tránh những sai sót, tránh gây tổn thương đến cộng đồng nhiều nhất có thể", TikToker V.M.L chia sẻ.

Ảnh min họa

Áp lực từ xã hội và môi trường xung quanh khiến cho nhiều người cảm thấy bị đánh giá dựa trên mức độ nổi tiếng và số lượng lượt theo dõi trên mạng xã hội. Từ đó, cuộc đua để thu hút sự chú ý khiến ngày càng nhiều người dễ dàng sa vào việc chạy theo nhân vật nổi tiếng và sự việc gây tranh cãi để tạo nội dung. Mục tiêu chính của họ là thu hút lượng người xem và lượt theo dõi, thậm chí khi phải đánh đổi sự thật và đạo đức để đạt được mục đích riêng của bản thân mình.

Trước đó không lâu, trên các mạng xã hội TikTok, Youtube, Facebook, Zalo tràn lan hình ảnh cô gái mặc áo có chữ VIB xuất hiện với các dòng trạng thái lấp lửng về một clip nhạy cảm của nhân vật như: “VIB nóng nhất hôm nay”, “Inbox để nhận link full HD”…

Các comment xin link, bình luận cợt nhả, hay trơ trẽn hơn, không ít cá nhân, vì muốn tăng tương tác cho trang cá nhân mình nhằm bán hàng online hoặc mục đích khác sẵn sàng đăng thông tin "có link full HD clip xxx", yêu cầu kết bạn để chia sẻ link.

Hay mỗi khi xuất hiện một sự việc, hiện tượng được nhiều người quan tâm, không ít fanpage, hội nhóm, nhãn hàng đã đăng tải nội dung na ná nhau, rồi nhanh chóng lan truyền như một “xu hướng” rồi sau đó “kích hoạt chức năng kiếm tiền từ mạng xã hội”.

Đơn cử, vừa qua một vài người trẻ “đu trend” mua thức ăn nhanh thả xuống hồ Tây "cầu nguyện cho Mèo Béo" đã gây tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội.

Chưa dừng lại ở đó, thương hiệu McDonald's đang hoạt động tại Việt Nam đã nhân dịp này quảng bá cho sản phẩm, gây ra nhiều tranh cãi sau cái chết của Mèo Béo để rồi sau đó phải lên tiếng xin lỗi.

McDonald's lên tiếng xin lỗi từ việc lợi dụng câu chuyện thương tâm của Mèo Béo để 'đu trend' bán hàng. Ảnh: Chụp màn hình

Tuy nhiên, dưới bài xin lỗi của McDonald's, cơn bão chỉ trích vẫn chưa lắng xuống, hàng nghìn lượt thả phẫn nộ, bình luận "ném đá" vẫn tiếp diễn. Thậm chí, nhiều người còn quyết định “tẩy chay” thương hiệu đồ ăn nhanh này.

Gần đây nhất, sư Minh Tuệ “bất đắc dĩ” trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội. Những ngày gần đây, hành trình của vị tu sĩ này vô tình trở thành nội dung cho những nhà sản xuất trên mạng xã hội. Rất đông người đi theo với mục đích làm nội dung câu like, câu view bất chấp an toàn giao thông.

Rất đông người đi theo sư Minh Tuệ với mục đích làm nội dung câu like, câu view trên mạng xã hội. Ảnh: MXH

Mọi người cần nhìn nhận rằng sự nổi tiếng không phải lúc nào cũng mang lại hạnh phúc và sự thỏa mãn. Ngay cả những người được chú ý nhiều nhất cũng có thể trở thành nạn nhân của sự quan tâm quá mức từ công chúng. Họ có thể cảm thấy bị xâm phạm quyền riêng tư, không được tự do và không thể sống cuộc sống bình thường như bất kỳ ai khác.

Để giải quyết vấn đề này, có thể thấy cần có sự thay đổi trong tư duy và hành vi của cả người dùng và các nền tảng truyền thông xã hội để xây dựng một môi trường trực tuyến đạo đức và lành mạnh hơn. Giới trẻ cần được khuyến khích tạo ra nội dung chất lượng và tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Các nền tảng truyền thông xã hội cũng cần đảm bảo rằng có chính sách và quy định để ngăn chặn và xử lý các trường hợp trên.

Nếu tình trạng này còn kéo dài và không có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền thì có thể dẫn đến các hệ lụy rất nặng nề về sau!

Thiên Huy
Bài viết cùng chủ đề: Tiktoker bị phạt

Tin cùng chuyên mục

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu