Hệ sinh thái TikToker Tần Nguyễn: Lợi nhuận chưa thấy, chỉ có thua lỗ

Chuyên gia tài chính 'tự phong' Tần Nguyễn 'flex' giúp hàng nghìn nhà đầu tư thế giới đến với thành công, vậy mà công ty của TikToker này chỉ toàn thua và lỗ!?
Phát ngôn chia rẽ vùng miền, coi thường học vấn của Tần Nguyễn khiến dư luận bức xúc Tần Nguyễn phản hồi nói ‘không xúc phạm người Thanh Hoá’ mà ‘truyền động lực’ Tần Nguyễn: 99,9% người thành công bắt đầu từ chợ, không phải ở trường học

TikToker Tần Nguyễn với những phát ngôn phản cảm

Tần Nguyễn đang là cái tên được cộng đồng mạng quan tâm, một TikToker đăng tải rất nhiều hình ảnh, clip lên mạng xã hội với nội dung về dạy cách làm giàu theo phong cách "chợ búa", sử dụng từ ngữ khiến nhiều bạn đọc khó tính phải cau mày, "chướng tai gai mắt".

Kênh Tiktok "Tần Nguyễn VALUE INVEST" hiện có hơn 1,1 triệu tài khoản theo dõi. Với một mạng xã hội chủ yếu dành cho các bạn trẻ dùng để giải trí, những clip giảng dạy về cách kiếm tiền, chia sẻ quan điểm sống, phát triển công việc, sự nghiệp mang thiên hướng lạ mà TikToker Tần Nguyễn đăng tải sẽ tác động đến suy nghĩ và hành động của bộ phận giới trẻ theo dõi.

Hệ sinh thái TikToker Tần Nguyễn: Lợi nhuận chưa thấy, chỉ có thua lỗ
Tần Nguyễn đã thành lập 3 công ty: Công ty Cổ phần Đào tạo GFB (tháng 4/2015), Công ty Cổ phần GFB Invest (tháng 6/2019) và Công ty Cổ phần Đầu tư giá trị Toàn cầu Tần Nguyễn (tháng 1/2024). (Ảnh minh họa)

Lấy ví dụ, diễn giả này từng có những phát ngôn với từ ngữ gây xúc phạm người dân Thanh Hóa, đề cao kiếm tiền và coi thường học vấn... như Báo Công Thương đã phản ánh trong các bài viết trước đó. Thật khó tin, những ngôn từ như: "Bất hạnh của cái bọn Thanh Hoá là bọn nó nghèo lắm, cho nên ai cũng ghét Thanh Hoá", "mắt của nó cứ long sòng sọc như quạ vào chuồng lợn"... lại có thể được "thầy dạy làm giàu" Tần Nguyễn "phát sóng" công khai lên mạng xã hội.

Phải chăng, chiến lược đánh vào tâm lý đám đông bằng những ngôn từ gây sốc, phản cảm của Tần Nguyễn là cách để TikToker này lôi kéo được sự quan tâm của người nghe, thay vì thể hiện ra những kiến thức thực tế có được thông qua rèn luyện, học tập và tích lũy kinh nghiệm?

"Chuyên gia tài chính" tự phong

Theo tìm hiểu của Báo Công Thương, Tần Nguyễn tên đầy đủ là Nguyễn Văn Tần, sinh năm 1974, nguyên quán Ninh Bình. Ngoài kênh TikTok, Tần Nguyễn còn xây dựng hệ thống mạng xã hội từ Youtube đến Facebook để tăng sức mạnh lan tỏa những hình ảnh, clip của mình.

Tần Nguyễn thể hiện hình tượng là doanh nhân thành công, chuyên gia đầu tư tài chính, cố vấn tài chính sở hữu kiến thức sâu rộng, vững vàng về chuyên môn dù chỉ học hết lớp 12. Chính vì thế, Tần Nguyễn thường nói trên video của mình rằng không phải cứ học đại học, học cao hơn nữa là mở được công ty, mà không có gì bằng "trường đời", những người kinh doanh thực sự.

Ở clip đăng tải ngày 22/7, Tần Nguyễn "khoe khéo" trước học viên (gọi Tần Nguyễn là thầy) là bản thân có thể đạt mức lợi nhuận tương đương "1 chiếc camry" từ việc đầu tư 1 mã cổ phiếu và giữ nó trong 2 tháng. Chưa rõ đây là mã cổ phiếu nào và số tiền Tần Nguyễn đã rót cụ thể bao nhiêu. Chỉ biết, vị cố vấn tài chính học hết lớp 12 đã "phím" cổ phiếu này, đồng thời ngụ ý về khả năng sẽ giúp người học viên may mắn sớm có "1 chiếc camry" nếu đầu tư theo "thầy".

Tuy nhiên, cú "flex" đó còn rất "khiêm tốn" so với những gì Tần Nguyễn khoe mẽ trong một clip đăng tải lên mạng xã hội TikTok cùng ngày. Không chỉ giúp đỡ người Việt làm giàu, rất bất ngờ "chuyên gia tài chính" Tần Nguyễn còn đem sự "rủng rỉnh" tới cho cả cộng đồng học viên nước ngoài.

"Tần Nguyễn đã giúp cho hàng trăm, hàng nghìn nhà đầu tư thành công trên khắp thế giới. Nhiều người đã gửi lời cám ơn Tần Nguyễn, chỉ có những 'thằng' chưa bao giờ học Tần Nguyễn mới công kích Tần Nguyễn và họ sẽ nghèo khó suốt đời mà thôi. Chúc mừng cho tất cả những anh chị đã học Tần Nguyễn và thành công", nguyên văn những phát ngôn của TikToker này.

Dĩ nhiên, người thông thái hẳn sẽ khó tin những lời quảng cáo "ngạo mạn", thiếu dẫn chứng của Tần Nguyễn trong thời buổi công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. Người nghe sẽ dễ dàng nhận ra lỗ hổng kiến thức căn bản của vị cố vấn tài chính Tần Nguyễn nếu dành chút thời gian kiểm chứng qua các công cụ tìm kiếm trên mạng. Chẳng hạn, Tần Nguyễn khi phân tích về tiềm năng của các mã cổ phiếu như BMP (Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh) hay VNM (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk)... "hồn nhiên" thống kê mã BMP đã tăng giá gấp 10 lần trong 4 năm qua, mặc dù trên thực tế chỉ tăng khoảng 2,5 lần (từ 36.000 đồng/cp lên 93.000 đồng/cp).

Hoặc, Tần Nguyễn nói "chắc nịch" rằng khối ngoại đang sở hữu tới 65% cổ phần Vinamilk và vẫn muốn tăng thêm tỷ lệ kiểm soát. Dư luận đặt câu hỏi về số liệu mà Tần Nguyễn viện dẫn, bởi vì theo báo cáo thường niên 2023 của Vinamilk, các nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu 46,1% cổ phần, còn lại 53,9% cổ phần thuộc về nhà đầu tư trong nước, dẫn đầu là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) với 36%.

Đây là thông tin cơ bản nhất mà nhà đầu tư cổ phiếu nắm chắc và ít khi nhầm lẫn nếu đã dành công sức nghiên cứu nghiêm túc. Các mốc tỷ lệ sở hữu cổ phần như 35%, 50% và 65% tại doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, đổi lại quyền và nghĩa vụ tương ứng.

Công ty của Tần Nguyễn toàn thua lỗ

Tài liệu Báo Công Thương có được cho thấy, tới nay, Tần Nguyễn đã thành lập 3 công ty và đều giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, bao gồm: Công ty Cổ phần Đào tạo GFB (tháng 4/2015), Công ty Cổ phần GFB Invest (tháng 6/2019) và Công ty Cổ phần Đầu tư giá trị Toàn cầu Tần Nguyễn (tháng 1/2024).

Công ty Đào tạo GFB là đóng vai trò là "cái nôi" ươm mầm cho sự nghiệp của Tần Nguyễn, có số vốn điều lệ "dè dặt" ở mức 1,9 tỷ đồng, trong đó 90% cổ phần thuộc về Nguyễn Văn Tần. 10% sót lại chia đều cho bà Phạm Thị Minh Thơ (SN 1975) - vợ Tần Nguyễn và ông Phạm Minh Tuấn (SN 1984) cầm giữ.

Trước năm 2023, Công ty Đào tạo GFB của Tần Nguyễn trầy trật trong hoạt động kinh doanh, liên tục báo lỗ với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Đến hết năm ngoái, doanh nghiệp mới tăng doanh thu lên 2,9 tỷ đồng, đồng thời có lãi sau thuế 453 triệu đồng, khởi sắc hơn so với giai đoạn cũ. Vậy nhưng, Công ty Đào tạo GFB vẫn chưa xóa được số lỗ tồn đọng lúc trước, cuối năm 2023 vẫn tiếp tục lỗ lũy kế gần 100 triệu đồng.

Vì vậy, vốn chủ sở hữu của Công ty Đào tạo GFB chỉ còn 1,805 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc vợ chồng chuyên gia tài chính Tần Nguyễn đang tạm lỗ ở đây gần 100 triệu đồng sau gần 10 năm hoạt động.

"Sinh sau đẻ muộn", Công ty GFB Invest cũng chẳng khá khẩm hơn Công ty Đào tạo GFB là bao. Suốt 5 năm ra đời, lạ lẫm rằng Công ty GFB Invest chưa thu về bất cứ 1 đồng nào, mà chỉ chi ra mỗi năm vài triệu đồng làm chi phí duy trì vận hành. Ôm số lỗ hơn 110 triệu đồng là kết cục khó tránh khỏi của Công ty GFB Invest, tính đến cuối năm 2023.

Đáng chú ý, với số vốn điều lệ 2 tỷ đồng, Công ty GFB Invest đang cõng số nợ phải trả 4 tỷ đồng, cao hơn 2 lần vốn mà "ông chủ" Tần Nguyễn rót vào đây. Thậm chí vào năm 2020, tổng nợ của Công ty GFB Invest lên tới trên 10 tỷ đồng, tương đương sự chênh lệch là 5 lần, phản ánh sự "đói vốn" và thiếu vững chắc về tài chính của doanh nghiệp.

Cuối cùng là Công ty Đầu tư giá trị Toàn cầu Tần Nguyễn, pháp nhân được thành lập hồi đầu năm nay với số vốn Tần Nguyễn cùng vợ và con trai Nguyễn Hữu Hiệp (SN 2000) góp vào cũng dừng ở mức 2 tỷ đồng. Còn quá sớm để đưa ra bất cứ dự báo nào về hoạt động kinh doanh của Công ty Đầu tư giá trị Toàn cầu Tần Nguyễn, hy vọng tại đây TikToker Tần Nguyễn sẽ tìm thấy sự bứt phá cho sự nghiệp của mình.

Hoa Đông
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đầu tư tài chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lộn xộn quảng cáo thực phẩm trên Thế giới sữa - Thegioisua.com

Lộn xộn quảng cáo thực phẩm trên Thế giới sữa - Thegioisua.com

Giới thiệu là hệ thống sữa nhập khẩu lớn nhất Việt Nam, fanpage Thế giới sữa – Thegioisua.com có nhiều quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Hanayuki Shampoo bị thu hồi: Đoàn Di Băng nói

Hanayuki Shampoo bị thu hồi: Đoàn Di Băng nói 'không ảnh hưởng đến chất lượng'

Dầu gội Hanayuki Shampoo do Đoàn Di Băng quảng bá bị buộc thu hồi, tiêu hủy vì vi kém chất lượng nhưng cô khẳng định lỗi này không ảnh hưởng chất lượng.
Dầu gội Hanayuki Shampoo của Đoàn Di Băng bị thu hồi, tiêu huỷ

Dầu gội Hanayuki Shampoo của Đoàn Di Băng bị thu hồi, tiêu huỷ

Hanayuki Shampoo được Đoàn Di Băng quảng bá là dầu gội từ thảo dược buộc phải đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Cách quản lý, kinh doanh ‘lạ’ tại khu du lịch biển Bãi Đông

Cách quản lý, kinh doanh ‘lạ’ tại khu du lịch biển Bãi Đông

Biển Bãi Đông với vẻ đẹp hoang sơ, trở thành điểm check-in hút khách gần đây… Tuy nhiên, cách quản lý, kinh doanh tại bãi biển này có nhiều bất cập.
Quản lý thị trường sẽ kiểm tra ô tô

Quản lý thị trường sẽ kiểm tra ô tô 'Phụ kiện MAX' bán hàng trôi nổi

Sau phản ánh của Báo Công Thương, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, sẽ kiểm tra việc bán hàng trên các xe ô tô gắn nhãn “Phụ kiện MAX”.

Tin cùng chuyên mục

Cafe Mai nói gì về phản ánh ‘mắng mỏ’ khách hàng?

Cafe Mai nói gì về phản ánh ‘mắng mỏ’ khách hàng?

Người tiêu dùng phản ánh chủ cửa hàng Cafe Mai (52 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội) dọa nạt, mắng mỏ khi khách hàng ý kiến về sản phẩm.
Nhà xưởng quy mô lớn trên đất cây xanh KCN Thạch Thất - Quốc Oai

Nhà xưởng quy mô lớn trên đất cây xanh KCN Thạch Thất - Quốc Oai

Hàng nghìn m2 đất được quy hoạch trồng cây xanh tại Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai (Hà Nội) bị sử dụng sai mục đích, xây dựng nhà xưởng trái phép.
Phụ kiện MAX: Dùng xe hết đăng kiểm bán hàng trôi nổi

Phụ kiện MAX: Dùng xe hết đăng kiểm bán hàng trôi nổi

Dưới 'mác' xe lưu động, hàng loạt ô tô bán phụ kiện có tên 'Phụ kiện MAX' dừng đỗ sai quy định, nguồn gốc hàng hóa mập mờ, đăng kiểm xe có dấu hiệu bất thường.
Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những 'ông vua', 'bà chúa' không ngai trên mạng

Dưới danh nghĩa “trải nghiệm cá nhân”, nhiều người nổi tiếng như “ông vua”, “bà chúa” trên mạng xã hội, tự cho mình quyền xét xử thị trường thay pháp luật.
Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Trên nhiều trang web, mạng xã hội có hình ảnh ông lang Nguyễn Bá Nho đang quảng cáo bất chấp, thách thức pháp luật và coi thường sức khỏe cộng đồng.
Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Sau vụ việc sữa giả gây rúng động, cơ quan chức năng đồng loạt siết chặt kiểm tra, xử lý sai phạm trong quảng cáo thực phẩm, đặc biệt trên nền tảng số.
Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

King Fucoidan & Agaricus là thực phẩm, song được được nhiều người giới thiệu là bác sĩ, dược sĩ và một số trang web quảng cáo như thuốc chữa 33 loại ung thư.
Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau bê bối sữa giả, nhiều sản phẩm từng được quảng cáo rầm rộ đã âm thầm rút khỏi thị trường, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang và nghi ngại.
Thanh Hương quảng cáo

Thanh Hương quảng cáo 'thần thánh hóa' men sống Bạch Mai Pro

Diễn viên Thanh Hương quảng cáo sản phẩm Men sống Bạch Mai Pro với nội dung thổi phồng công dụng như thuốc, vượt xa bản chất thực phẩm chức năng.
Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Một số mỹ phẩm có nhãn hiệu Hanayuki bà Đoàn Di Băng đại diện được quảng cáo, giới thiệu công dụng quá mức, khiến người dùng hiểu nhầm là thuốc điều trị bệnh.
Đoàn Di Băng bị tố

Đoàn Di Băng bị tố 'thổi phồng' công dụng dung dịch vệ sinh Hanayuki

Bạn đọc phản ánh tới Báo Công Thương, bà Đoàn Di Băng quảng cáo dung dịch vệ sinh nhãn hiệu Hanayuki sai sự thật, thổi phồng công dụng, thậm chí phản khoa học.
PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

Quảng cáo sản phẩm PQA Nhuận Tràng như một bài thuốc, website www.dsthuphuongpqa.vn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, như cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm.
Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Hàng loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu, móc nối “cò”, bán tem kiểm định, ép sửa xe, từ chối hồ sơ miễn kiểm… khiến người dân bức xúc.
Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Nhiều bạn đọc liên tiếp phản ánh đến Báo Công Thương việc Tiktoker Võ Hà Linh và người có sức ảnh hưởng khác quảng bá hàng hóa sai sự thật.
Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư nhận được phản ánh về việc TikToker Võ Hà Linh quảng cáo lố thu lợi rồi sửa và ẩn; bán sản phẩm cai thuốc lá trái phép
Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Bạn đọc băn khoăn việc tra cứu thông tin về các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu? Cục An toàn thực phẩm đã có hướng dẫn và cảnh báo cụ thể.
Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Công tác tiền kiểm đối với hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần được quy định chặt chẽ hơn và được phân công cho một cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất.
Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Nhiều sinh viên nghèo ở ký túc xá Mỹ Đình, TP. Hà Nội bức xúc vì phải đóng tiền sử dụng điều hòa dưới hình thức “tự nguyện” nhưng dường như... không có lựa chọn
Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ 'Bà Nhàn trị nám': Liệu có quá nhẹ tay?

Sau bản án sơ thẩm, nhiều bị cáo trong vụ “Bà Nhàn trị nám” đồng loạt kháng cáo xin giảm nhẹ và hưởng án treo, đặt ra lo ngại về tính răn đe của pháp luật.
Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Chiếm đoạt hàng trăm tỷ qua mạng, vụ “Bà Nhàn trị nám” là một đại án lừa đảo. Người dân vẫn chờ kết quả xử lý cuối cùng để làm mẫu cho những vụ việc tương tự.
Mobile VerionPhiên bản di động