Cần Thơ: Nghịch lý, xây dựng cống chống ngập càng ngập sâu hơn

Mặc dù TP. Cần Thơ đã đầu tư xây dựng 32 tuyến đường cùng cống thoát nước nhưng sau 2 trận mưa lớn vừa qua khiến nhiều tuyến đường biến thành sông.
Cần Thơ: Chợ đêm Ninh Kiều ế ẩm do ảnh hưởng triều cường Cần Thơ: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng Cần Thơ: Đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Sau 2 trận mưa, quận Ninh Kiều đường biến thành sông

Chiều 15/10, mưa lớn kéo dài nhiều giờ khiến một số tuyến đường tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ bị ngập sâu, trong khi một số tuyến đường khác từ cơn mưa lớn chiều tối qua vẫn chưa rút hết nước.

Theo ghi nhận của Báo Công Thương, mực nước dâng cao tràn lên vỉa hè và các hàng quán của người dân ở nhiều tuyến đường thuộc quận Ninh Kiều, không chỉ ảnh hưởng đến việc kinh doanh buôn bán mà còn gây cản trở giao thông, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.

Nhiều tuyến đường nội ô TP. Cần Thơ bị ngập sau trận mưa lớn. Ảnh Ngân Nga
Nhiều tuyến đường tại quận Ninh Kiều bị ngập sau trận mưa lớn. Ảnh Ngân Nga

Các tuyến đường bị ngập sâu bao gồm: Trần Việt Châu, Cách Mạng Tháng Tám, 30 Tháng 4, 3 Tháng 2, Võ Văn Kiệt, Trần Văn Hoài, khu nhà ở cán bộ Đại học Cần Thơ, khu dân cư Metro... thuộc quận Ninh Kiều. Khu vực quận Cái Răng và quận Bình Thủy cũng bị ngập do mưa to.

Tình trạng kẹt xe xảy ra tại các ngã tư: Mậu Thân - 3 Tháng 2, Mậu Thân - Võ Văn Kiệt, 30 Tháng 4 - Nguyễn Văn Linh, 3 Tháng 2 - Trần Hoàng Na, Trần Hoàng Na - Nguyễn Văn Cừ…

Kẹt xe và nước ngập trong khi mưa vẫn nặng hạt khiến nhiều phụ huynh vất vả khi đón con tan học. Nhiều người phải mất cả tiếng đồng hồ mới có thể di chuyển từ chỗ làm về nhà, dù chỉ cách vài km do kẹt xe nghiêm trọng tại các ngã tư.

Nhiều tuyến đường ở quận Ninh Kiều bị ùn tắc nghiêm trọng trong giờ tan tầm. Ảnh Ngân Nga
Nhiều tuyến đường ở quận Ninh Kiều bị ùn tắc nghiêm trọng trong giờ tan tầm. Ảnh Ngân Nga

Ghi nhận đến hơn 16 giờ, mực nước trên các tuyến đường vẫn tiếp tục dâng cao và chưa có dấu hiệu rút. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn TP. Cần Thơ, triều cường sẽ tiếp tục dâng cao hơn trong vài ngày tới và nếu trùng với mưa lớn, khả năng ngập lụt tại các vùng nội ô và trũng thấp sẽ càng nghiêm trọng.

Chiều ngày 14/10, cơn mưa lớn cũng kéo dài hơn 2 giờ, khiến các đường phố khu vực trung tâm TP. Cần Thơ ngập sâu, có nơi ngập hơn nửa bánh xe máy. Do mưa vào giờ cao điểm học sinh tan học và tan sở, tình trạng ùn tắc giao thông trở nên nghiêm trọng.

Sau 2 trận mưa ngày 14 và 15/10, người dân cho biết chưa bao giờ họ chứng kiến Cần Thơ ngập lụt như thế này. “Mới chỉ mưa 2 tiếng đồng hồ mà ngập sâu như vậy, nếu thời tiết diễn biến phức tạp thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra” ông Phúc, một người dân tham gia giao thông trên đường 30 Tháng 4, chia sẻ.

Năng lực thoát nước có vấn đề

Sở Xây dựng TP. Cần Thơ cho rằng năng lực thoát nước có vấn đề nên một số tuyến đường trên địa bàn bị ngập và rút nước chậm sau trận mưa lớn.

Cần Thơ: Xây dựng cống chống ngập, quận Ninh Kiều càng ngập sâu hơn
Lãnh đạo Sở Xây dựng TP. Cần Thơ cho rằng năng lực thoát nước của thành phố có vấn đề. Ảnh Ngân Nga

Tại buổi họp báo định kỳ quý 3/2024 (ngày 15/10), đại diện các cơ quan báo chí đặt vấn đề về tình trạng nhiều tuyến đường trung tâm TP. Cần Thơ bị ngập nặng sau trận mưa lớn vào chiều ngày 14/10.

Ông Bùi Thái Thượng - Giám đốc Ban Quản lý dự án ODA (Ban ODA) TP. Cần Thơ cho biết, chiều 14/10, cơn mưa lớn kéo dài 2 giờ đồng hồ từ 16 - 18h. Mực nước đo được trên sông là 0,9m, lúc này tất cả các cống ngăn triều đều mở (theo kịch bản, mực nước từ 1,5 m trở lên mới đóng cống).

“Chiều hôm qua, tôi và Ban ODA đã đi kiểm tra đến 20h mới về. Qua kiểm tra cho thấy, các cống cải tạo 32 tuyến đường thuộc về Ban ODA làm đều thoát nước tốt. Trên các cống này có 2 trạm bơm (gồm trạm bơm Ninh Kiều và Châu Văn Liêm), hỗ trợ đẩy mực nước ra ngoài, tránh hiện tượng ngập mặt đường”, ông Thượng nói.

Ông Bùi Thái Thượng, Giám đốc Ban Quản lý dự án ODA TP. Cần Thơ,
Ông Bùi Thái Thượng, Giám đốc Ban Quản lý dự án ODA TP. Cần Thơ mong muốn thành phố đầu tư thêm cho hệ thống thoát nước tại quận Ninh Kiều. Ảnh Ngân Nga

Tuy nhiên, Ban ODA nhận thấy, hiện nay, tuyến thoát nước cũ trung tâm thành phố từ lâu chưa được cải tạo nên thoát nước rất chậm. Bên cạnh đó, hiện lưới lược rác nằm ở vị trí dưới vỉa hè, nhiều người dân buôn bán sợ hôi nên cắt miếng vỏ nhân tạo đậy lên. Khi lưu lượng mưa lớn như ngày hôm qua, đến lúc phát hiện rồi mở lên thì nước không thể thoát kịp. Do đó, ông mong muốn thành phố cũng quan tâm để tiếp tục đầu tư cho quận Ninh Kiều cải tạo hệ thống mới và cũ đồng bộ với nhau.

“Hiện, có tình trạng ở một số vỉa hè, nơi có miệng cống thoát nước bị người dân buôn bán che chắn vì sợ mùi hôi bốc lên. Khi mưa nhỏ không sao, nhưng mưa lớn như ngày hôm qua nếu không tháo dỡ nước không bao giờ thoát kịp. Tôi cũng nhắc nhở người dân buôn bán lưu ý vấn đề này, để các hố thu nước được thông thoáng”, ông Thượng cho biết thêm.

Ông Mai Như Toàn - Giám đốc Sở Xây dựng TP. Cần Thơ
Ông Mai Như Toàn - Giám đốc Sở Xây dựng TP. Cần Thơ cho rằng cần cải thiện hệ thống thoát nước của thành phố. Ảnh Ngân Nga

Ông Mai Như Toàn - Giám đốc Sở Xây dựng TP. Cần Thơ thông tin, thành phố có quy hoạch hệ thống thoát nước, lượng mưa để tính cho thành phố trong hệ thống thoát nước là 90mm. Song, lượng mưa chiều 14/10 đo được là 103mm - 113mm. Nhìn từ trận mưa lớn hôm qua, khu vực trung tâm mới cải tạo 32 tuyến đường và có trạm bơm, khi vận hành trạm bơm thì chỉ khoảng 15 - 30 phút sau là rút nước.

“Tuy nhiên, một số khu vực khác bị ngập lại phải mất từ 1 - 2 giờ đồng hồ sau mới rút nước. Điều này thể hiện năng lực thoát nước đang có vấn đề và chúng ta cần cải thiện trong thời gian tới”, ông Toàn nhấn mạnh.

“Đối với các cơn mưa cực đoan và đột ngột lớn như thế này, có thể khẳng định rằng hệ thống thoát nước của chúng ta thoát không kịp”, ông Toàn khẳng định. Cũng theo ông Toàn, ngành xây dựng thành phố sẽ kiến nghị với Trung ương, nhất là Bộ Xây dựng, về vấn đề liên quan đến quy chuẩn thoát nước. Bởi vì khi thực hiện tính toán hệ thống thoát nước sẽ căn cứ theo quy chuẩn tính toán lượng mưa bao nhiêu, xác suất bao nhiêu, tuy nhiên, với tình hình cực đoan hiện nay, mức độ rủi ro khi tính vào hệ thống này phải có biên độ rộng hơn để đảm bảo cho các đô thị.

Được biết, công trình cải tạo hệ thống thoát nước khu vực trung tâm quận Ninh Kiều thuộc Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (Dự án 3) được Chính phủ phê duyệt năm 2016, dự án do Ban ODA làm chủ đầu tư, mục tiêu kiểm soát ngập cho gần 2.700 hec-ta trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy. Công trình tập trung cải tạo hệ thống thoát nước ở 32 tuyến đường trên địa bàn quận Ninh Kiều và 2 trạm bơm, để tạo thông thoáng, thoát nước thuận lợi và rải thảm lại mặt đường đảm bảo mỹ quan đô thị.

Dự án 3, vốn vay của Ngân hàng Thế giới, có tổng mức đầu tư hơn 9.167 tỷ đồng (bao gồm vốn vay và vốn đối ứng), thời gian thực hiện đến cuối tháng 6/2024. Dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với TP. Cần Thơ, góp phần chỉnh trang đô thị, bảo vệ vùng lõi trung tâm của thành phố (quận Ninh Kiều và một phần quận Bình Thủy) trước rủi ro do ngập lụt, tăng cường khả năng kết nối giữa khu vực trung tâm và các khu vực đô thị mới phát triển.

Ngân Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Xem thêm