Thứ tư 27/11/2024 02:47

Cần cơ chế hấp dẫn để biến doanh nghiệp công nghiệp nhỏ thành lớn

Khu vực doanh nghiệp tư nhân (DNTN) trong nước thời gian qua có bước phát triển mạnh mẽ, song Việt Nam vẫn đang thiếu những DNTN lớn trong lĩnh vực công nghiệp.

96% doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2017-2021, trung bình mỗi năm Việt Nam có gần 130 nghìn DN thành lập mới, cao hơn gần 1,6 lần mức trung bình giai đoạn 2011-2016. Trong đó, riêng trong 2 năm 2020 và 2021, mặc dù ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, nhưng vẫn có tương ứng 134,9 nghìn và 118,8 nghìn DN thành lập mới.

Việt Nam hấp dẫn nhiều tập đoàn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo

Đáng chú ý, hiện khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 40% GDP; đóng góp lớn vào vốn đầu tư toàn xã hội và tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Đặc biệt, Việt Nam đã xuất hiện nhiều DN, tập đoàn tư nhân lớn, tiềm lực mạnh. Một số tập đoàn, DNTN lớn đã đầu tư ra thị trường khu vực và quốc tế, hướng đến các đối tác phát triển, góp phần khẳng định vị thế, năng lực của DN Việt Nam trên trường quốc tế. Sự xuất hiện nhiều tỷ phú thế giới là doanh nhân Việt cũng góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ doanh nhân thế giới.

Mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể về số lượng và chất lượng, song cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng các DNTN từ nhỏ vươn lên quy mô vừa và từ vừa vươn lên quy mô lớn tại Việt Nam rất hiếm. Trong khi đó, theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có sự sụt giảm khá mạnh mẽ của DNTN quy mô vừa và lớn trong giai đoạn 5 năm gần đây. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế của những DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ, với tỷ lệ xấp xỉ 96%, trong đó, các DN siêu nhỏ chiếm đa số, tới gần 67%.

Đồng quan điểm trên, TS. Jonathan Pincus - Cố vấn kinh tế cấp cao Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhận định: Hầu hết các DNTN của Việt Nam đều rất nhỏ; có một số DNTN lớn, nhưng lại không phải là DN chế biến, chế tạo mà là DN bất động sản thông qua đầu cơ đất đai.

Thừa nhận thực tế này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, các DNTN lớn trong lĩnh vực bất động sản là rất cần thiết, tuy nhiên, đây cũng là khu vực DN thu hút nguồn vốn tín dụng rất lớn, nên nếu thị trường bất động sản đóng băng, nền kinh tế sẽ dễ xảy ra nợ xấu cao. Bên cạnh đó, DN bất động sản thuần túy sẽ không tạo ra được nhiều giá trị gia tăng, và không tạo được lượng công ăn việc làm cần thiết cho xã hội.

“Nếu Việt Nam muốn đạt được tăng trưởng bền vững, cần tạo ra những DNTN lớn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, vì đây mới là lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm và giá trị gia tăng cao hơn” - ông Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Đa số DNTN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là DN nhỏ và siêu nhỏ

Thêm cơ chế hỗ trợ DNTN tham gia vào lĩnh vực công nghiệp

Một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam thiếu những DNTN lớn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chỉ ra, đó là: Cơ chế thúc đẩy DNTN trong nước tham gia vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chưa thực sự hấp dẫn. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… họ đã có những chính sách rất hấp dẫn, tạo thuận lợi cho DN tham gia phát triển lĩnh vực công nghiệp.

Điển hình như tại Hàn Quốc, để phát triển công nghiệp, chính sách công nghiệp của quốc gia này đã thay đổi đáng kể vào thập niên 1970 với việc bắt đầu nỗ lực dưới sự chỉ đạo của Chính phủ để đẩy mạnh công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất. Trong thời kỳ này, Chính phủ Hàn Quốc cũng ưu tiên cho những ngành công nghiệp cụ thể, áp dụng với cả DN hay các tập đoàn lớn.

Tại Việt Nam, với sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng DN thời gian qua, rất nhiều DNTN của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã có bước phát triển khá ấn tượng. Trong số đó, rất nhiều DN đã áp dụng thành công khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên, những cơ chế, chính sách để hỗ trợ những DN như vậy trở thành những “ông lớn” trong lĩnh vực công nghiệp thì hiện tại Việt Nam vẫn còn thiếu. Đó cũng chính là lý do, tốc độ dịch chuyển của DN từ nhỏ lên vừa và từ vừa lên lớn rất chậm. Nhiều DN phải mất từ 10-20 năm mới phát triển lên quy mô vừa, nhưng khi thành công lại rút khỏi thị trường, hoặc sáp nhập vào DN khác, chủ yếu là DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ nhận định trên, ông Lê Đăng Doanh cho rằng, để phát triển được những DNTN lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, Việt Nam cần xác định rõ ngành công nghiệp nào là thế mạnh mà chúng ta đang muốn hướng tới. Bên cạnh đó, cần có những chính sách thật sự cụ thể, thật sự hấp dẫn để hỗ trợ DNTN trong nước tham gia vào lĩnh vực công nghiệp.

Những chính sách hỗ trợ này bên cạnh tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi, tiếp cận đất đai, thì cần gỡ khó trong giải quyết các thủ tục hành chính, bởi rất nhiều DN cho biết, chi phí phi chính thức vẫn là vấn đề mà DN thường xuyên phải đối mặt.

Bên cạnh những giải pháp trên, TS. Jonathan Pincus cho rằng, Việt Nam cần tạo ra cơ chế và sân chơi bình đẳng cho các DN trong nước và DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó đặc biệt quan tâm đến cơ chế tài chính cho các DN nhỏ và vừa, đặc biệt DN siêu nhỏ.

Đặc biệt, Việt Nam cần chuyển hóa tốt hơn từ khâu lập chiến lược, kế hoạch đến khâu triển khai, thực hiện chiến lược, kế hoạch thông qua việc giảm phân mảnh quyền lực trong quá trình thực thi. Bởi thực tế cho thấy, các chính sách hỗ trợ DN nói chung và DNTN nói riêng của Việt Nam đưa ra rất tốt, nhưng khi triển khai vào thực tế lại không đạt hiệu quả. Đây cũng là một trong những lý do khiến DN công nghiệp trong nước thiếu động lực để phát triển.

Việt Nam hấp dẫn các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài “khủng” đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, lại thiếu vắng những DNTN lớn trong nước hoạt động trong lĩnh vực này.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội