Gần 1 triệu doanh nghiệp tư nhân chờ cú huých từ Chính phủ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu mọi chính sách đưa ra phải trúng, đúng, đột phá, đủ mạnh và triển khai được ngay, tác động ngay đển kinh tế tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân: Đừng 'ham' đa ngành khi nguồn lực yếu Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu loạt giải pháp, dư địa để khối doanh nghiệp ‘tăng tốc’ Cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp ‘sếu đầu đàn’ thực sự dẫn dắt tăng trưởng

Ngày 24/3, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp về xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân.

Hướng đi để kinh tế tư nhân bứt phá

Theo thống kê, hiện khu vực kinh tế tư nhân có hơn 940.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động. Đây là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải, vật chất, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.

Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, gần 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 82% tổng số lao động trong nền kinh tế.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Đề án hoàn thành phải tạo được "cú hích" cho kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp về xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân. Ảnh: VGP

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, kinh tế tư nhân vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu là động lực quan trọng nhất của kinh tế đất nước.

98% doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, trình độ công nghệ, năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo và quản trị thấp, năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao. Tư duy kinh doanh "thời vụ", thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu động lực phát triển, thậm chí "không muốn lớn", thiếu sự kết nối với nhau cũng như với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài...

Năng lực huy động và hấp thụ vốn thấp, hoạt động manh mún, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, tỷ trọng tham gia vào lĩnh vực sản xuất còn thấp. Số doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt các chuỗi cung ứng còn ít.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ban, ngành đã cho ý kiến về mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân đến năm 2023, 2045, tập trung vào một số chỉ tiêu cụ thể như số lượng doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong nền kinh tế, mức đóng góp trong GDP, cùng với đó là các giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.

Gần 1 triệu doanh nghiệp tư nhân chờ cú huých từ Chính phủ
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh đề án hoàn thành phải khơi thông điểm nghẽn. Ảnh: VGP

Theo bà Nguyễn Thúy Anh - Phó Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương, cần rà soát các chỉ tiêu đến năm 2030 và 2045, thực trạng hiện nay, để thấy được bức tranh hiện tại cũng như trong 5 năm, 20 năm tới; cần "giải mã" mối quan hệ giữa kinh tế tư nhân với tình hình kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước, định vị kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với các loại hình kinh tế khác.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nêu quan điểm cần nghiên cứu kỹ hơn về nhóm phát triển doanh nghiệp trong nước trở thành doanh nghiệp toàn cầu, có giải pháp phát triển các doanh nghiệp trong nước có năng lực phát triển các chuỗi sản xuất, cung ứng trong nước.

Chính sách phải trúng, đúng, đột phá, đủ mạnh

Cho ý kiến về đề án và Nghị quyết của Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhận định, các nội dung về nhận định tình hình, vị trí, vai trò, tầm quan trọng… được thể hiện trong đề án tương đối tốt.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đề án hoàn thành phải bảo đảm khơi thông các điểm nghẽn, rào cản và tạo được sự hứng khởi, niềm tin và môi trường thông thoáng, hấp dẫn để khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Đồng thời, rà soát lại quan điểm sao cho bám sát, cập nhật chủ trương, nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, các chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế.

Gần 1 triệu doanh nghiệp tư nhân chờ cú huých từ Chính phủ
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, cùng với Bộ Tài chính, các bộ, ngành, cơ quan liên quan phải tập trung toàn bộ sức lực, trí tuệ, thời gian để hoàn thiện dự thảo Đề án phát triển kinh tế tư nhân. Ảnh: VGP

Đây là Nghị quyết của Bộ Chính trị nên đòi hỏi phải xúc tích, ngắn gọn, rõ ràng, có tính hành động và tính khả thi cao. Mọi chính sách đưa ra phải trúng, đúng, đột phá, đủ mạnh và triển khai được ngay, tác động ngay để kinh tế tư nhân có điều kiện phát triển nhanh, đóng góp vào tăng trưởng.

Cho rằng bản dự thảo được xây dựng tương đối tốt, Phó Thủ tướng đề nghị rà soát lại về quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, bảo đảm bám sát thực tiễn; giải pháp phải đủ mạnh, có tính đột phá, đúng thẩm quyền.

"Chúng ta chủ yếu phải sử dụng công cụ tài khoá, tiền tệ và thủ tục hành chính để điều tiết, điều chỉnh, kiến tạo; hạn chế tối đa áp đặt các mệnh lệnh can thiệp của Nhà nước; bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và đúng nguyên tắc kinh tế thị trường, cam kết quốc tế", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngày 15/3, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân đã họp Phiên thứ I do Phó Thủ tướng chủ trì theo phân công của Thủ tướng Chính phủ. Sau cuộc họp, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 112/TB-VPCP ngày 17/3/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng tại Phiên họp của Ban Chỉ đạo.

Tiếp theo, từ ngày 17-21/3, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác gồm đại diện lãnh đạo của một số bộ, ngành, cơ quan liên quan thăm và làm việc tại tỉnh Chiết Giang và Quảng Đông (Trung Quốc) để học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân.

Đồng thời, trong tuần từ 17-21/3, Bộ Tài chính đã tổ chức các hội thảo, tọa đàm chuyên đề với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, chuyên gia, quỹ đầu tư, ngân hàng thương mại,… để tham vấn ý kiến về những dự kiến chính sách chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân.

Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 3 - Người nổi tiếng và trách nhiệm khi quảng cáo

Đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả bị triệt phá gây phẫn nộ, dư luận réo tên loạt nghệ sĩ từng quảng cáo thổi phồng công dụng, tiếp tay cho lừa đảo.
Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Cần tiếp tục rà soát, quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế.
Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Sửa đổi các quy định nhằm điều chỉnh giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử (còn 42 ngày so với 70 ngày của Luật hiện hành).
Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Bình Dương khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, Thủ tướng yêu cầu khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới từ cải cách thể chế.

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập tỉnh: Bố trí lãnh đạo tỉnh và các sở ngành như thế nào?

Sáp nhập tỉnh: Bố trí lãnh đạo tỉnh và các sở ngành như thế nào?

Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, tại cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã có định hướng để sắp xếp nhân sự lãnh đạo, cán bộ, người lao động hợp đồng.
Những hình thức lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Những hình thức lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Về việc lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, xã, UBND cấp tỉnh có thể phát phiếu lấy ý kiến hoặc áp dụng thực hiện qua cổng thông tin điện tử.
Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Việc sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc được đặt ra trong bối cảnh yêu cầu sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội...
Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng nhấn mạnh phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 đã mang lại hiệu quả cao.
Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam nhằm giúp ngành hàng quan trọng này sớm trở lại đường đua xuất khẩu.

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Bộ Công an tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, chính sách tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo người lao động đủ sống, cạnh tranh với tư nhân.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Cơ chế tự công bố sản phẩm cùng hậu kiểm lỏng lẻo đang trở thành kẽ hở chết người, tạo điều kiện hợp pháp hóa sản phẩm giả, kém chất lượng trên thị trường.
Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách tiền lương đối với cán bộ cấp xã sau sắp xếp, hoàn thành trước ngày 30/7/2025.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việc xây dựng, vận hành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh tại Việt Nam sẽ góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Thêm lĩnh vực cần nhà nước

Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung lĩnh vực mà nhà nước cần đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp và đầu tư bổ sung vốn nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ 'miễn' chạm tới triệu niềm tin

Từ bữa ăn đến viện phí, học phí và bộ máy hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ nói chính sách, mà đang cụ thể hóa hình mẫu Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hoàn tất trước ngày 20/4/2025, đảm bảo đúng quy định, dân chủ.
Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 đã thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 kết quả đồng thuận.
Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau khi được sắp xếp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức...
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Theo Ủy ban Văn hóa và Xã hội, tổng dự toán kinh phí để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 3 đến 5 tuổi (giai đoạn 2026 - 2030) là 116.314,1 tỷ đồng.
Luật Báo chí (sửa đổi) sẽ khắc phục những vấn đề nào?

Luật Báo chí (sửa đổi) sẽ khắc phục những vấn đề nào?

Sáng 17/4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng có buổi làm việc về dự án Luật Báo chí (sửa đổi) nêu bật một số vấn đề cần giải quyết.
Mobile VerionPhiên bản di động