Thứ sáu 20/12/2024 01:06

Các tỉnh, thành phố Tây Nguyên và doanh nghiệp Ấn Độ kết nối giao thương

Sáng nay (ngày 31/8), chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp các tỉnh vùng Tây Nguyên của Việt Nam và Ấn Độ đã diễn ra tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng).

Đây là một trong 3 hoạt động trong khuôn khổ tổ chức Hội nghị hợp tác kinh doanh và Đầu tư giữa tỉnh Lâm Đồng và Ấn Độ.

Ấn Độ là quốc gia có tiềm lực trên nhiều lĩnh vực; thị trường rộng lớn với hơn một tỉ dân. Trong khi vùng Tây Nguyên của Việt Nam bao gồm 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông - vùng đất giàu tiềm năng, với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu ôn hòa; thủ phủ của các loại cây công nghiệp như cà phê, trà, tơ lụa, hồ tiêu… Đây là cơ sở quan trọng để phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với ngành công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản.

Hơn 40 doanh nghiệp của Ấn Độ tham gia chương trình kết nối giao thương lần này

Riêng tỉnh Lâm Đồng, hiện đã có nhiều sản phẩm được đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể, như: Trà B’Lao, Cà phê Di Linh, Cà phê Arabica Langbiang, Rau Đà Lạt, Hoa Đà Lạt...

Ông Dương Quốc Anh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng - cho biết, trong xu hướng hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường, việc hợp tác phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội để phát huy lợi thế sẵn có của các doanh nghiệp là cần thiết. Chương trình kết nối giao thương lần này là một trong ba hoạt động nằm trong khuôn khổ tổ chức Hội nghị hợp tác kinh doanh và đầu tư giữa tỉnh Lâm Đồng và Ấn Độ.

Vì vậy, với chương trình này, tỉnh Lâm Đồng kỳ vọng sẽ tạo ra một không gian tương tác, giúp doanh nghiệp 2 bên giới thiệu thông tin về các sản phẩm dịch vụ và hợp tác của mình. Từ đó sẽ có hướng liên kết để cùng nhau phát triển trong thời gian tới.

Tại buổi lễ, Ngài Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh - chia sẻ, đây là lần đầu tiên hơn 40 doanh nghiệp từ 8 bang của Ấn Độ và 2 hiệp hội đến với TP. Đà Lạt. Các doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, dược phẩm, máy móc nông nghiệp, công nghệ thông tin, du lịch, giáo dục và nhằm mục đích phát triển mối quan hệ thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp và còn nhiều tiềm năng phát triển.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động