Thứ ba 24/12/2024 03:06

Các cửa khẩu tại Lạng Sơn thông quan hàng hóa trở lại

Sáng 18/2, tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã chính thức thực hiện thông quan hàng hóa bình thường.

Sáng 18/2, tại cáccửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, gồm cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu liên vận ga quốc tế Đồng Đăng (huyện Cao Lộc); cửa khẩu song phương Chi Ma (huyện Lộc Bình); cửa khẩu phụ Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam, cửa khẩu Na Hình (huyện Văn Lãng) và cửa khẩu phụ Nà Nưa (huyện Tràng Định), đã chính thức thực hiện thông quan hàng hóa bình thường.

Xe chở hàng nông sản làm thủ tục thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn).

Phó trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn Hoàng Khánh Duy cho biết: Trên cơ sở trao đổi với các cơ quan liên quan phía Quảng Tây (Trung Quốc) về thời gian thông quan sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sáng 18/2, các cửa khẩu trên tuyến biên giới Lạng Sơn bắt đầu thực hiện thông quan hàng hóa bình thường.

Trước đó, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc) và cửa khẩu phụ Tân Thanh (huyện Văn Lãng) đã thực hiện thông quan hàng hóa (có đăng ký trước), gần 13 nghìn tấn hàng nông sản đã được xuất khẩu qua biên giới.

Lực lượng hải quan cửa khẩu phụ Tân Thanh kiểm tra hàng nông sản trước khi xuất khẩu qua biên giới.

Phó Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Triệu Văn Hanh chia sẻ: Hiện một số địa phương các tỉnh phía nam bắt đầu vào vào vụ thu hoạch một số loại nông sản như: thanh long, xoài, sầu riêng, mít, dưa hấu…, vì vậy, từ ngày 14/2 đến nay, lượng phương tiện vận chuyển hoa quả xuất khẩu lên các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn bắt đầu tăng mạnh. Bình quân mỗi ngày cửa phụ Tân Thanh làm thủ tục thông quan từ 220 đến 280 xe hàng nông sản xuất khẩu.

Dự báo, trong những ngày tới, lượng hàng hóa đến các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn ngày càng tăng. Để hàng hóa được xuất khẩu nhanh chóng không để hàng ùn ứ các cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu phụ Tân Thanh... các lực lượng chức năng làm việc tại cửa khẩu đã triển khai các biện pháp như: tổ chức tăng ca, tăng giờ làm, phân luồng giao thông... tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa một cách nhanh nhất.

nhandan.vn
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?