Chủ nhật 29/12/2024 05:46

Cà Mau tăng tốc chuyển đổi số, tạo động lực phát triển kinh tế

Thực hiện đề án chuyển đổi số, tỉnh Cà Mau đưa ra mục tiêu chuyển đổi số lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp.

Với phương châm “Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của chuyển đổi số”, năm 2022 tỉnh Cà Mau đã triển khai đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số hướng đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Cụ thể, ngày 14/7/2022 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 1929/QĐ-UBND ngày 1/8/2022 ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương về triển khai thực hiện việc đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cung ứng dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường cung ứng các dịch vụ công trực tuyến.

Cà Mau tăng tốc chuyển đổi số, tạo động lực phát triển kinh tế. Ảnh Cổng TTĐT Cà Mau

“Việc lấy người dân làm trung tâm để phục vụ trong chuyển đổi số là mục tiêu bao trùm của đề án chuyển đổi số của tỉnh Cà Mau. Trong đó, sẽ tối ưu hóa hệ thống thông tin thủ tục hành chính của tỉnh hướng đến người dùng, tạo thuận lợi cho người dân”- ông Nguyễn Văn Đen - Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Cà Mau cho biết.

Thực hiện theo đề án, hệ thống công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính công của tỉnh đã không ngừng được củng cố và phát triển. Đáng chú ý, việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng trở nên sâu rộng, phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành cũng như nâng chất trong hoạt động chuyên môn của từng ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin đã làm thay đổi theo chiều hướng tích cực tác phong, lề lối làm việc của phần lớn cán bộ, công chức, viên chức.

Ngày 16/9 vừa qua, hệ thống bắt số giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở nhận diện khuôn mặt đưa vào sử dụng tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh. Ðây là hệ thống lấy số tự động, không những giúp khách hàng thao tác nhanh mà còn hỗ trợ lưu trữ thông tin khách hàng thông qua việc quét căn cước công dân. Theo kế hoạch, Cà Mau phấn đấu đến năm 2025, có 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

Tỉnh cũng đã hoàn thiện Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tập trung, duy nhất một đầu mối theo quy định, tỉnh đang được thiết lập gồm 3 hợp phần được chuẩn hóa thành các dịch vụ tiêu chuẩn gồm: Các nghiệp vụ và ứng dụng cung cấp cho người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức; Ứng dụng và dịch vụ nội bộ (backend); Ứng dụng tương tác thuộc hệ sinh thái thực thi giải quyết thủ tục hành chính theo xu hướng chuyển đổi số.

Hiện 100% thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 là hoàn toàn đủ điều kiện thực hiện và sát thực tế. Toàn tỉnh có 92 thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công mức độ 3; 254 thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công mức độ 4. Đến nay, có 346 dịch vụ công đã tích hợp, kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, đạt 100% số thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến; cấp tỉnh có 8.051/14.981 hồ sơ nộp trực tuyến, tỷ lệ trên 53,74% (không bao gồm hồ sơ ngành dọc). Đồng thời, tỉnh đã hoàn thành việc cung cấp thanh toán trực tuyến đối các thủ tục đất đai. Trong 6 tháng đầu năm đã có 492 giao dịch thanh toán trực tuyến trên nền tảng thanh toán trực tuyến tập trung quốc gia.

Với quan điểm chính quyền phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong thời gian tới các cấp, các ngành sẽ quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi số phục vụ người dân, Bộ phận một cửa các cấp sẽ là nòng cốt, là trung tâm chuyển đổi số phục vụ người dân tốt hơn.

Tại Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Cà Mau được giao thực hiện 20 nhiệm vụ, trong đó 10 nhiệm vụ có thời hạn và 10 nhiệm vụ không có thời hạn, thực hiện theo định kỳ hằng năm.

Đến nay, địa phương đã hoàn thành 5 nhiệm vụ, 5 nhiệm vụ đang triển khai. Đối với các nhiệm vụ không có thời hạn, đã triển khai 7 nhiệm vụ, 2 nhiệm vụ chưa đến kỳ triển khai, 1 nhiệm vụ chưa triển khai.

Năm 2022, tỉnh Cà Mau tiếp tục triển khai thực hiện các dự án phát triển các cơ sở dữ liệu các ngành công thương, xây dựng, giao thông vận tải; đã có hơn 400.000 trang tài liệu lưu trữ được số hóa.

Tỉnh đã hoàn thành việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia các nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tư pháp, lao động thất nghiệp, dịch vụ thanh toán trực tuyến. Đã số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa từ ngày 01/6/2022, trong đó số hóa 25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Cà Mau

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững