Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh

PV

PV

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng chuyển đổi số giúp tăng sức cạnh tranh nhờ chuẩn hóa theo mô hình nhà máy thông minh.
Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025 Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Công tác chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nâng cao vị thế, trình độ quản trị và công nghệ cũng như hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh nhờ chuẩn hóa theo mô hình nhà máy thông minh.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu

Thực tế cho thấy, việc ứng dụng chuyển đổi số tại doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Tính sẵn sàng ứng dụng các công nghệ 4.0 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh còn thấp, hầu hết các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những rào cản như thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp...

Ông Chu Việt Cường - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, Cục Công nghiệp đã thường xuyên tổ chức hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng các mô hình chuyển đổi số và phát triển nhà máy thông minh, mục đích để hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp nâng cao năng lực và tối ưu hóa quá trình sản xuất, đáp ứng chuỗi cung ứng, chuỗi cạnh tranh trên toàn cầu.

bai 7. Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp CNHT áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến.jpg
Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp CNHT áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến

Dù vậy, chuyên gia ILO, Giám đốc Công ty TNHH ProfM Việt Nam Trần Kiên Dũng chỉ ra, 80% số doanh nghiệp thất bại trong chuyển đổi số là do quyết định hơi vội vàng khi chưa có một chiến lược hay lộ trình phù hợp, như giải pháp về công nghệ phù hợp, hay tài chính, nguồn lực...

Đồng quan điểm, ông Trần Đức Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Sản xuất gia công và xuất nhập khẩu Hanel (Hanel PT) cho hay, đối với các doanh nghiệp, có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức phải giải quyết. Hiện, Chính phủ cũng đang rất nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp từ nguồn lực tài chính, chẳng hạn như cho vay vốn, ưu đãi về thuế thu nhập, cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư về máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất thử nghiệm các linh kiện, sản phẩm tinh khó, hay các sản phẩm mới. Bởi, đối với các lĩnh vực về sản xuất cũng như nhà máy thông minh, có thể thấy việc chuyển đổi số đã xuất hiện khá nhiều và khá lâu trên thị trường và trong nhiều lĩnh vực khác. Đơn cử, các sàn thương mại điện tử hiện nay như Shopee, Amazon... đã gần như thay thế toàn bộ phương thức mua bán truyền thống.

Là doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử cho các đối tác FDI tại Việt Nam và ở nước ngoài, ông Trần Đức Tùng chia sẻ, nếu như thiếu việc sản xuất thông minh cũng như ứng dụng các kỹ thuật IoT và quản trị dữ liệu doanh nghiệp tập trung thì chúng ta rất khó có thể cạnh tranh và tạo được hiệu quả trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Ở Hanel PT đã có những hoạt động tiếp cận với việc chuyển đổi số và quản trị dữ liệu thông minh từ rất sớm. Đến năm 2024, Hanel PT đã có thể tăng trưởng 300% về doanh số.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Minh, Quản lý dự án Công ty CP đầu tư AMA Holdings cho biết, doanh nghiệp đã chuyển đổi toàn bộ cơ chế sang số hóa, ở mức trao đổi thông tin từ vấn đề sản xuất, đầu vào vật liệu được mã hóa trên hệ thống, tiếp theo đến phần kho, kho nhập liệu rồi sản xuất trên từng dây chuyền. Đó là những kết quả rất lớn doanh nghiệp đã làm được trong quy trình sản xuất. Tiếp nữa là công ty có thể quản lý việc xuất hàng, sản phẩm vào từng thời điểm cho khách hàng với số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào…

Nhiều kinh nghiệm từ chính doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Từ thực tế hoạt động, ông Trần Đức Tùng chỉ ra kinh nghiệm, doanh nghiệp muốn chuyển đổi số phải triển khai được trong phần hiện trường, phải tiêu chuẩn hóa, đưa IoT (internet vạn vật) vào, các vật tư chuẩn hóa trong quá trình sản xuất. Sau đó, các quá trình tiếp theo làm software (phần mềm) hay DRP (hoạch định phân phối tài nguyên) mới có thể khả thi. Để có thể nắm bắt được các xu hướng chuyển đổi số, doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư vào công nghệ và hạ tầng, áp dụng các công nghệ tiên tiến như big data (dữ liệu lớn), IoT,… Thứ hai là đào tạo về kỹ năng, công nghệ cho đội ngũ cán bộ quản lý, thậm chí đến đội ngũ nhân viên và phát triển đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược. Thứ ba là tăng cường hợp tác quốc tế với các tập đoàn lớn để giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn trong áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất. Thứ tư là hướng đến phát triển bền vững và tiết kiệm năng lượng.

Bai 7. doanh nghiệp  sản xuất công nghiệp hỗ trợ  ..jpeg
Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ

Ông Trần Kiên Dũng (chuyên gia ILO, Giám đốc Công ty TNHH ProfM Việt Nam) đưa ra lời khuyên, doanh nghiệp có thể chia chuyển đổi số thành 2 nhóm: IT (Information Technology - Công nghệ thông tin) và OT (Operational Technology - Công nghệ vận hành). Hai công nghệ này phải vận hành song song và đồng bộ với nhau. Sau tất cả những việc đó mới bắt đầu số hoá những dữ liệu đã thu nhận được về ánh xạ lên phần mềm và kết hợp nhuần nhuyễn giữa IT và OT. Lúc này, lựa chọn giải pháp nào thì chúng ta sẽ chưa có một bài toán chính xác mà phải tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. “Doanh nghiệp hãy ngay lập tức nghĩ đến con đường chuyển đổi số trước mắt và tìm ra đâu sẽ là điểm bắt đầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần những cơ chế, chính sách để khuyến khích họ tham gia vào hoạt động này. Nếu như có một đơn vị đứng ra tổ chức thành một nhóm, một hiệp hội nào đó để cho các doanh nghiệp có thể cùng bắt tay nhau, cùng phát triển thì sẽ tạo nên sức lan tỏa rất lớn và mang lại giá trị cho tất cả các bên”.

Giải quyết vấn đề, Quản lý dự án Công ty CP đầu tư AMA Holdings, ông Nguyễn Văn Minh mong muốn Cục Công nghiệp, Bộ Công thương sẽ tiếp tục có những giải pháp hỗ trợ, trước tiên là một nhóm, sau đó là một hệ thống để DN trong nước có được sức cạnh tranh.

Sở Công Thương Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp CNHT áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến

UBND TP.Hà Nội cũng vừa ban hành Kế hoạch số 301/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội đến năm 2025.

Theo đó, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, có trên 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, hoàn thành mục tiêu tại Quyết định số 2316/QĐ-UBND ngày 05/6/2020 của UBND TP. Hà Nội; khoảng 40% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Ngoài ra, chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 12%.

Để hiện thực hoá mục tiêu trên, TP. Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở ngành, các địa phương kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Các doanh nghiệp tham gia chương trình cũng sẽ được hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất. Đặc biệt là nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu...

Để đạt mục tiêu đề ra, Thành phố sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai giải pháp tham gia chuỗi liên kết phát triển hành lang công nghiệp Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Quảng Ninh, Hà Nội - Vĩnh Yên.

Đồng thời, hình thành các khu công nghiệp - đô thị gắn với phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại - dịch vụ, tăng cường các cụm liên kết ngành và khu công nghiệp chuyên biệt; triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, xuất, nhập khẩu theo các chương trình, kế hoạch của thành phố, các chương trình xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu, kết nối hợp tác phát triển cụm liên kết ngành với doanh nghiệp các tỉnh, thành phố và cả nước.

Ngoài ra, Hà Nội triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, xuất nhập khẩu theo các chương trình, kế hoạch của Thành phố, các chương trình xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu, kết nối hợp tác phát triển cụm liên kết ngành với doanh nghiệp các tỉnh, thành phố và cả nước…

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng, Hà Nội hiện đã hình thành, phát triển các cụm liên kết ngành, các nhóm doanh nghiệp chuyên doanh sản phẩm cơ khí tạo ra sức cạnh tranh cao như: Các khu cụm công nghiệp cơ khí liên kết ngành chuyên sâu về linh kiện cơ khí chính xác cho ngành điện tử, ô tô, xe máy…

Điển hình như Khu công nghiệp Bắc Thăng Long tập trung nhiều doanh nghiệp cơ khí ngành điện tử như: Công ty Buykane làm ốc vít, Toho làm khuôn mẫu, Aikawa làm chi tiết kim loại dập, Standar làm các chi tiết nhôm… Các khu công nghiệp Nội Bài, Quang Minh tập trung nhiều doanh nghiệp cơ khí ô tô, xe máy như: Công ty Fujico làm đĩa phanh xe máy, Kyoei làm khung càng đồ gá cho xe máy, Bright Sakura làm ống xả, Amstrong làm vành và nan hoa, Roki làm bầu lọc gió…

Các khu, cụm công nghiệp liên kết này mang lại kết quả và hiệu quả vượt trội trong sản xuất so với các khu, cụm công nghiệp khác như cho phép các doanh nghiệp có nhiều cơ hội gặp gỡ tìm hiểu, thiết lập quan hệ hợp tác, chuyên môn hóa trong sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực giao dịch, gia công đặt hàng, vận tải, cung cấp, xử lý chất thải…

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô và đường sắt - những lĩnh vực mang tính chiến lược, có giá trị gia tăng thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Thaco Industries phát huy năng lực sản xuất gia công cơ khí đa lĩnh vực

Thaco Industries phát huy năng lực sản xuất gia công cơ khí đa lĩnh vực

Trung tâm cơ khí Thaco Industries sở hữu hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ các nước Mỹ, Đức, Ý, Nhật Bản...
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may, thiết bị, nguyên phụ liệu & vải SaigonTex - SaigonFabric 2025 sẽ diễn ra từ ngày 9-12/4, tại TP. Hồ Chí Minh
Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà dự Lễ động thổ Khu công nghiệp rộng hơn 313ha ở Đắk Lắk

Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà dự Lễ động thổ Khu công nghiệp rộng hơn 313ha ở Đắk Lắk

Đồng chí Trần Hồng Hà - Phó Thủ tướng Chính phủ dự Lễ động thổ dự án hạ tầng Khu công nghiệp Phú Xuân có quy mô hơn 313 ha tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 26/3/2025
Bộ Công Thương phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1080/QĐ-BCT ngày 18/4 về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để ‘đi tắt, đón đầu’

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để ‘đi tắt, đón đầu’

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để đi tắt, đón đầu, phát triển đột phá khi có những quyết sách lớn.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: VEAM cần đổi mới để tạo động lực phát triển

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: VEAM cần đổi mới để tạo động lực phát triển

Sáng 6/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với VEAM về đổi mới sáng tạo, định hướng phát triển các sản phẩm mới.
Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025: Hướng đến nền nông nghiệp số

Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025: Hướng đến nền nông nghiệp số

Lần đầu tiên, triển lãm máy nông nghiệp và canh tác thông minh AGRITECHNICA ASIA Vietnam sẽ diễn ra tại Việt Nam, kéo dài từ ngày 12-14/3/2025 ở TP. Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp Việt nào sản xuất linh kiện điện tử cho Samsung?

Doanh nghiệp Việt nào sản xuất linh kiện điện tử cho Samsung?

Doanh nghiệp điện tử Việt Nam hiện có thể sản xuất và lắp ráp cụm linh kiện điện tử cho các dòng điện thoại và máy tính bảng cao cấp của tập đoàn Samsung.
Gia Lai ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến

Gia Lai ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến

Gia Lai hội tụ những lợi thế để phát triển chuyên canh cây công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để ngành công nghiệp chế biến của Gia Lai tăng trưởng, bứt phá.
Cụm công nghiệp Hòa Liên (Đà Nẵng) tiếp nhận đăng ký sản xuất

Cụm công nghiệp Hòa Liên (Đà Nẵng) tiếp nhận đăng ký sản xuất

TP. Đà Nẵng chính thức tiếp nhận đăng ký sản xuất trong Cụm công nghiệp Hòa Liên, ưu tiên dự án công nghiệp cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch…
Hơn 300 doanh nghiệp góp mặt tại Triển lãm Autotech & Accessories 2025

Hơn 300 doanh nghiệp góp mặt tại Triển lãm Autotech & Accessories 2025

Triển lãm Công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ 2025 (Autotech & Accessories 2025) thu hút hơn 300 doanh nghiệp tham gia.
Triển lãm quốc tế lần thứ 18 Vietnam AutoExpo 2025

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 Vietnam AutoExpo 2025

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14/06/2025 tại Hà Nội
Tiếp thêm động lực cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tiếp thêm động lực cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô được kéo dài đến hết năm 2027, việc này sẽ giúp tạo động lực mới cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Cát Vạn Lợi: Từ thương mại đến công nghiệp hỗ trợ

Cát Vạn Lợi: Từ thương mại đến công nghiệp hỗ trợ

Khát vọng thay thế hàng nhập khẩu đã thôi thúc Cát Vạn Lợi vươn mình từ thương mại sang sản xuất cơ điện, góp phần xây dựng nền kinh tế tự chủ, vững mạnh.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Hòa cùng không khí cả nước, sáng 3/2, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đã khẩn trương bắt nhịp sản xuất trở lại, sẵn sàng tăng tốc trong năm mới 2025.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo.
Công thức cho phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam

Công thức cho phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam

Chiều 15/1, tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo “Công nghiệp bán dẫn Việt Nam C=SET+1 - Động lực và nền tảng phát triển đất nước”.
Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đã hình thành, phát triển các cụm liên kết ngành, các nhóm doanh nghiệp chuyên doanh sản phẩm cơ khí.
Tận dụng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nắm bắt cơ hội

Tận dụng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nắm bắt cơ hội

Nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, nắm bắt cơ hội tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Hà Nội: Các hoạt động hội chợ kết nối giao thương góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

Hà Nội: Các hoạt động hội chợ kết nối giao thương góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

Hội chợ Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024 tổ chức vào 18/9/2024 đã đem lại nhiều cơ hội kết nối giao thương cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Mobile VerionPhiên bản di động