Thứ năm 07/11/2024 19:32

Bộ trưởng Bộ Công Thương can thiệp, tháo gỡ khó khăn cho thuỷ sản xuất khẩu sang Campuchia

Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak đã liên hệ với Bộ trưởng Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp Campuchia Veng Sakhon và chủ trì cuộc họp thảo luận ngày 29/01/2020 để xem xét lại quyết định tạm dừng nhập khẩu 04 loại thủy sản từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Trước đó, ngày 08 tháng 01 năm 2021, Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 04 loại thủy sản cá da trơn như: cá Tra, cá Bớp, cá Trê và cá Lóc từ các nước láng giềng chung biên giới với Campuchia (trong đó có Việt Nam) nhằm bảo vệ thị trường cho các hộ nuôi cá của Campuchia.

Campuchia xem xét lại quyết định tạm dừng nhập khẩu 04 loại cá từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam

Ngay sau khi nhận được thông tin trên, Bộ Công Thương đã làm việc với các tỉnh biên giới Việt Nam giáp Campuchia và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Campuchia để nắm tình hình vụ việc. Bước đầu, Bộ Công Thương xác định nhiều lô hàng cá da trơn xuất khẩu sang Campuchia qua cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang) không được thông quan, phải quay trở lại Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu khoảng 60 triệu USD/năm giá trị thủy sản sang Campuchia. Tuy Campuchia không phải là thị trường lớn đối với thủy sản của Việt Nam nhưng nhu cầu nhập khẩu của thị trường tương đối ổn định, đóng góp tốt cho việc phát triển thương mại ở khu vực biên giới, tạo công ăn việc làm và thu nhập nhất định cho người dân.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã gửi công thư tới Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak về biện pháp hạn chế nhập khẩu cá của Campuchia. Trong thư, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh lệnh cấm nhập khẩu cá của Campuchia sẽ gây tác động tiêu cực tới doanh nghiệp của hai nước cũng như người tiêu dùng Campuchia. Đặc biệt, lệnh cấm nhập khẩu nói trên đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại của WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN mà cả Việt Nam và Campuchia là thành viên.

Trước những lý lẽ hợp lý, phân tích thấu đáo được đưa ra trong công thư, Bộ trưởng Bộ Thương mại Pan Sorasak đã liên hệ với Bộ trưởng Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp Campuchia Veng Sakhon và chủ trì cuộc họp thảo luận ngày 29/01/2020 để xem xét lại quyết định tạm dừng nhập khẩu 04 loại cá từ các nước láng giềng theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Cơ quan liên quan của Campuchia để thúc đẩy xử lý vụ việc, đảm bảo việc xuất khẩu cá của Việt Nam sang Campuchia được diễn ra bình thường, thông suốt.

Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024