Bộ Công Thương ứng dụng số hóa trong quản lý, điều hành

Tại thời điểm này mặc dù đang trong giai đoạn cao điểm điểm cách ly phòng chống dịch Covid- 19, nhưng mọi hoạt động của Bộ Công Thương từ tổ chức hội nghị đến việc xử lý hồ sơ thủ tục hành chính và cả trong những chỉ đạo, điều hành... đều được “số hóa”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.      

Chỉ đạo, điều hành từ truyền thống sang trực tuyến

Thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, và các văn bản chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, ngay từ khi dịch Covid -19 bùng phát tại Việt Nam, nhận thức được vấn đề cần giảm thiểu họp, tiếp xúc trực tiếp để tránh nguy cơ lây lan của dịch bệnh, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã có các buổi làm việc với các công ty công nghệ lớn tại Việt Nam nhằm nghiên cứu các giải pháp hội nghị trực tuyến tốt nhất hiện nay như: Microsoft Team, Zoom, Video, Cisco...

bo cong thuong ung dung so hoa trong quan ly dieu hanh
Cổng dịch vụ công của Bộ Công Thương là địa chỉ duy nhất để kết nối, liên thông và trao đổi dữ liệu giữa các nơi, do vậy, để đảm bảo cho hệ thống hoạt động xuyên suốt 24/7

Ông Nguyễn Thế Quang - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, sau khi nghiên cứu, đánh giá các giải pháp, Cục đã lựa chọn giải pháp hội nghị, họp trực tuyến Microsoft Team, vì cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Hiện Cục đã cung cấp 150 tài khoản Microsoft Team để sử dụng tại Bộ Công Thương. Các cán bộ được cấp tài khoản bao gồm: Lãnh đạo Bộ, thư ký Lãnh đạo Bộ, cán bộ cấp Vụ trở lên của các đơn vị thuộc Bộ và đại diện các đơn vị thuộc Bộ.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đang triển khai 3 phòng họp chuyên dụng, phục vụ riêng cho hội nghị trực tuyến, kết nối kênh truyền riêng của Chính phủ

Trước đó, ngày 31/3/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã tiến hành cuộc họp giao ban trực tuyến trên nền tảng này. “Hệ thống đã được khai thác có hiệu quả, nhằm đảm bảo hoạt động chỉ đạo điều hành, công tác tại Bộ Công Thương không bị gián đoạn ngay cả khi xảy ra tình huống cán bộ của Bộ bị cách ly, không thể đến cơ quan làm việc”, ông Nguyễn Thế Quang thông tin.

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương (iMOIT) được triển khai đồng bộ, toàn diện tại 30/30 đơn vị trực thuộc Bộ từ ngày 1/1/2016. Đến nay, hệ thống iMOIT đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg về việc gửi nhận văn bản điện tử giữa cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước (Quyết định 28) và trở thành công cụ, môi trường làm việc thường xuyên của các cán bộ, công chức tại các đơn vị thuộc Bộ.

Thống kê cho thấy, năm 2019, hệ thống iMOIT đã giải quyết hơn 53.000 văn bản đến, hơn 17.000 văn bản đi (chiếm 95% tổng số văn bản của Bộ, trừ các văn bản mật).

Mặt khác, đối với hệ thống thư điện tử của Bộ, 100% cán bộ, công chức các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã được cấp và sử dụng thường xuyên email MOIT trong công việc. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã triển khai Hệ thống quản lý điều hành eMOIT, cũng như cũng đã sử dụng hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet).

Cùng với đó, Cổng Thông tin điện tử của Bộ cũng đã cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin chính thống của Bộ, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Đảm bảo xử lý hồ sơ thủ tục hành chính xuyên suốt

Bộ Công Thương là một trong những Bộ đầu tiên triển khai Cổng Dịch vụ công (DVC) từ cuối năm 2016 (https://dichvucong.moit.gov.vn/).Hiện Cổng DVC của Bộ Công Thương là địa chỉ duy nhất để kết nối, liên thông và trao đổi dữ liệu đến Cổng dịch vụ công quốc gia và Cơ chế một cửa Quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cổng dịch vụ công Bộ Công Thương đã triển khai 206 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 (trong đó có 144 DVCTT mức độ 3, 62 DVCTT mức độ 4).

Thống kê cho thấy Cổng DVC của Bộ đã có hơn 32.000 doanh nghiệp đăng ký và sử dụng, xử lý trung bình 5.000-6.000 hồ sơ/ngày. Tổng số hồ sơ DVCTT trong năm 2019 và 2 tháng đầu năm 2020 lần lượt là 1.540.792 và 244.707 hồ sơ, tương ứng 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ. “Để đảm bảo cho hệ thống hoạt động xuyên suốt 24/7, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cử cán bộ liên tục trực và kiểm tra, rà soát hệ thống. Cục cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng các DVCTT dưới hình thức điện thoại, email... đảm bảo người dân, doanh nghiệp luôn thực hiện DVCTT một cách tốt nhất”- lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khẳng định.

Đối với các đơn vị thuộc Bộ đã triển khai đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề xuất các đơn vị cần tăng cường tiếp nhận hồ sơ điện tử, hạn chế tối đa tiếp nhận hồ sơ giấy để tránh việc tiếp xúc, gặp gỡ trong bối cảnh xảy ra dịch Covid-19.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã xây dựng xong Hệ thống một cửa điện tử của Bộ Công Thương và đã đưa vào vận hành từ đầu tháng 7/2019, đáp ứng đúng tiến độ đã đề ra tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động