Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp Hà Nội: Khắc phục hạn chế tồn tại nhằm hoàn thành kế hoạch chuyển đổi số |
Thông qua các hoạt động này đã góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản canh tác hướng an toàn trên địa bàn thành phố.
Với quy mô sản xuất đứng top đầu của cả nước, Hà Nội có sản lượng và chủng loại nông sản rất đa dạng, dồi dào. Việc đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nhất là đối với nông sản sạch, được canh tác theo hướng hữu cơ, an toàn là nhiệm vụ đặt ra không chỉ với riêng ngành nông nghiệp.
Hà Nội tăng cường tiêu thụ nông sản trên nền tảng số |
Theo Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Hà Nội – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thành phố đã duy trì “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm sản, thủy sản thực phẩm Thành phố Hà Nội” (check.hanoi.gov.vn). Đến nay, đã hỗ trợ hướng dẫn và cấp tài khoản, duy trì hệ thống quản lý cho 3.533 cơ sở là các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông, lâm sản và thủy sản; đã cấp 14.050 bộ mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm lên hệ thống.
Ngoài ra, phần mềm tự công bố sản phẩm nông, lâm, thủy sản, năm 2024, đăng tải 3.446 bộ hồ sơ tự công bố thực phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản… Ngành Nông nghiệp Hà Nội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp đưa sản phẩm nông, lâm, thủy sản lên các nền tảng thương mại điện tử, nhằm mở rộng thị trường và tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng. TP. Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh đưa nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ trên môi trường số.
Cụ thể, trong năm 2024, số lượng sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử đã tăng 30% so với năm trước. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã triển khai, ứng dụng marketing số (digital marketing) để quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu thông qua các trang mạng xã hội (facebook, tiktok, zalo…), website và ứng dụng di động. Việc này giúp tăng cường nhận diện, thu hút khách hàng từ các thị trường trong và ngoài nước.
Thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ thị trường, Hà Nội đã phát triển các vùng trồng đạt tiêu chuẩn chất lượng, có mã vùng trồng để đảm bảo nguồn gốc và xuất xứ sản phẩm. Bên cạnh đó, Hà Nội còn xây dựng những chuỗi liên kết các mặt hàng nông sản chủ lực, sử dụng các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, website… để quảng bá, giới thiệu. Điều đó cho thấy tiềm năng rộng mở của việc ứng dụng công nghệ số trong mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản sạch cho bà con nông dân.
Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Kế hoạch “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” do UBND Thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 23/9/2022. Doanh nghiệp có thể tham gia tự đánh giá trực tuyến mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại địa chỉ: https://hotrodoanhnghiep.cds.hanoi.gov.vn/KhaoSatCDS/KhaoSatMucDoCDS |