Thứ ba 26/11/2024 14:09

Bộ Công Thương: Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển chuỗi sản xuất, kinh doanh

Bộ Công Thương đồng hành phát triển chuỗi sản xuất, kinh doanh thuần Việt để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên Học viện Tài chính đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương ngay thềm Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp toàn quốc với chủ đề “Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững” diễn ra ngày 11/8.

Để giúp doanh nghiệp vượt quá khó khăn hiện nay, hồi phục và tăng trưởng sau dịch Covid-19, giải pháp đặt ra là gì đối với Bộ Công Thương, thưa ông?

Thực ra, các doanh nghiệp đã hồi phục và đang tăng trưởng tương đối tốt. Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 7 tháng năm 2022 tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm nay đạt 133,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2021 (vượt mốc 105,4 nghìn doanh nghiệp của năm 2021).

Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực

Báo cáo Bộ Công Thương cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 mặc dù chỉ tăng 1,6% so với tháng 6 nhưng tăng tới 11,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 2,2%). Tính chung 7 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 7,6%). Như vậy, sản xuất công nghiệp của chúng ta đã quay trở lại tốc độ tăng trưởng gần như của năm 2019.

Hiện có nhiều ý kiến khác nhau nhưng theo tôi thì các doanh nghiệp đang hồi phục và tăng trưởng ngoạn mục, và rõ ràng từ nay đến cuối năm chúng ta vẫn có hi vọng tăng trưởng tốt. Bởi lẽ, có đến 85% các doanh nghiệp trong các ngành vẫn cho rằng khả năng tăng trưởng ổn định và tốt hơn trong quý II, chỉ có 15% đánh giá là gặp khó khăn. Đây là một chỉ số rất tốt mà sau nhiều năm chúng ta mới quay lại được với con số này. Như trên tôi cũng đã chia sẻ, các doanh nghiệp thành lập mới trong nền kinh tế quốc dân cũng đang tăng lên chóng mặt, với con số lớn nhất trong 7 tháng của nhiều năm gần đây.

Sự tăng trưởng và hồi phục của các doanh nghiệp trong những tháng đầu năm sẽ tạo đà cho quý III và quý IV này, cộng với giá dầu, giá hàng hóa nguyên nhiên vật liệu đang trên đà giảm, tôi kỳ vọng chúng ta sẽ đạt được “mục tiêu kép”, theo đó, vừa kiềm chế được lạm phát, đồng thời có được mức độ tăng trưởng cao trong những quý cuối năm để cả năm có thể đạt được mức tăng trưởng đâu đó khoảng 7,8 - 8,4%.

Tuy nhiên, để đạt được những con số tăng trưởng vĩ mô, về góc độ của Bộ Công Thương, theo tôi có mấy việc cần phải làm. Thứ nhất, cần tiếp tục cải cách hành chính để thu hút đầu tư cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tốt hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây sẽ là cơ sở để tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, cần phải đẩy mạnh số hóa văn bản cũng như nền kinh tế để từ đó giảm thiểu tối đa chi phí tiếp cận, cũng như các chi phí chấp hành cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Việc này đã được triển khai trong thời gian qua, nhưng cần làm tốt hơn nữa để giúp doanh nghiệp giảm chi phí trong việc tiếp cận các chính sách, chế độ mới cũng như thực thi các chính sách. Giải pháp này có thể làm ngay và luôn được. Nó vừa phù hợp với định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, nhưng đồng thời cũng là bài toán phát triển cho các doanh nghiệp.

Thứ ba, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo các thương vụ, phối hợp với đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài trong việc mở rộng và phát triển thị trường, phát huy hết năng lực của thị trường xuất nhập khẩu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc… đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam có các FTA để từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi đồng USD lên giá rất mạnh, 70 - 80% hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam bằng USD. Khi các đồng tiền của các quốc gia đang mất giá tương đối với đồng USD, người tiêu dùng nhiều nước cắt giảm chi tiêu, việc xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, sự vào cuộc của Bộ Công Thương và các tham tán thương mại, các đại sứ quán trong việc tìm thêm các thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu, từ đó, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu là động lực tăng trưởng hết sức quan trọng của nền kinh tế.

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên Học viện Tài chính

Thứ tư, Bộ Công Thương cũng cần kết hợp với các doanh nghiệp nhằm tạo ra các chuỗi liên kết sản xuất của các doanh nghiệp trong nước với nhau, cũng như là các chuỗi liên kết sản xuất của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI. Trên cơ sở đó tạo ra được chuỗi sản xuất kinh doanh theo ngành nghề, lĩnh vực. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, cũng như tạo ra được chuỗi sản phẩm hàng hóa với chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.

Đây là một trong những 'bài toán' mà trước đây chúng ta cũng đã nói đến nhiều, việc triển khai đã có nhưng chưa mạnh mẽ và thời điểm này rất cần thiết để dần dần chúng ta có thể tạo ra được chuỗi sản xuất, kinh doanh thuần Việt. Có như vậy mới có được sức mạnh cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có rất nhiều bất ổn, có thể có những sự đảo chiều hay xoay chuyển khó dự báo trước. Việc tổ chức được các chuỗi liên kết sản xuất sẽ là bộ phận “giảm xóc” cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Thứ năm, Bộ Công Thương có thể kết hợp với các Bộ, ban ngành khác trong việc tuyên truyền cho các doanh nghiệp các chính sách mới của Đảng và Nhà nước; các cam kết của Việt Nam với các khu vực, các hiệp định thương mại tự do để từ đó các doanh nghiệp có thể tận dụng một cách tối đa khả năng, dư địa xuất khẩu của các thị trường, các ưu đãi mà Việt Nam đã được các đối tác dành cho. Đây là việc mà Bộ Công Thương có thể làm được ngay.

Về vấn đề xu hướng giá xăng, ông nhận định như thế nào về xu hướng sắp tới. Việc giá xăng giảm và giá hàng hóa đang có xu hướng giảm sẽ trợ lực như thế nào cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, thưa ông?

Ngay từ đợt tháng 6, khi nói về lạm phát tôi cũng đã đề cập đến vấn đề này. Khi đó, tôi cho rằng giá xăng dầu thế giới có thể ở mức 110 - 120 USD/thùng (dầu thô) và tôi có đưa ra 2 kịch bản. Nếu cuối tháng 6/2022 nếu tận dụng tốt cơ hội thì có thể tăng trưởng từ 7 - 7,5% và lạm phát sẽ nằm ở mốc 3,5 - 3,8%. Nếu giá xăng dầu thế giới hạ thấp hơn khoảng 100 - 110 USD/thùng dầu thô, rõ ràng chúng ta có thể tăng trưởng. Tất nhiên là trong điều kiện các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội xuất khẩu và nền kinh tế thế giới hồi phục tương đối tốt, khi đó, tăng trưởng kinh tế có thể đạt 7,8 - 8,4%, lạm phát đâu đó khoảng 3,8 - 4,1%. Đến thời điểm hiện nay, giá xăng dầu thế giới đã xuống thấp hơn kỳ vọng của tôi và hiện đang ở mốc 90 - 110 USD/thùng dầu thô, việc này sẽ giúp giá xăng trong nước giảm đi.

Mặt khác, giá xăng dầu giảm thì ngay cuối tháng 6, đầu tháng 7/2022, giá của nhiều nguyên, nhiên vật liệu đã giảm như phối sắt, sắt thép, thức ăn chăn nuôi gia súc, bột ngô,… có những mặt hàng giảm từ 3-5%, nhưng cũng có những mặt hàng giảm tớ 10%, đây là cơ hội để doanh nghiệp đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm thiểu được chi phí, giá thành. Đồng thời, giảm được sức ép lạm phát của nền kinh tế.

Dù vậy, hiện nhiều mặt hàng của chúng ta vẫn đang giữ giá tương đối cao. Do đó, rất cần có sự vào cuộc một cách kiên quyết của các cơ quan chức năng như Quản lý thị trường (Bộ Công Thương); Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) xem giá các mặt hàng có phù hợp không? Nếu cố tình giữ giá, neo giá, làm giá ở mức cao nhằm thu lợi ích không chính đáng thì sẽ có biện pháp xử lý để đưa giá về mặt bằng chung.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, tôi cũng kỳ vọng chỉ số lạm phát tháng 8 này sẽ giảm và có thể là âm so với tháng 7. Như vậy, sức ép lạm phát những tháng cuối năm sẽ giảm đi rất nhiều.

Mới đây, Bộ Công Thương tổ chức “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước tháng 7/2022", sự kiện nằm trong chuỗi các Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước theo định kỳ hàng tháng trong năm 2022 và 2023, ông đánh giá như thế nào về hoạt động này?

Song song với các hoạt động ngoại giao về chính trị hay chủ quyền quốc gia thì việc ngoại giao kinh tế trở thành một trong những hoạt động chủ yếu nhằm kết nối quan hệ kinh tế trong và ngoài nước.

Bộ Công Thương đã nhìn thấy tầm quan trọng của các thương vụ, các đại sứ quán và việc tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước nhằm nắm bắt, phổ biến các thông tin thị trường, kết nối các thương vụ, đại sứ quán với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước. Đây là cơ hội để giúp doanh nghiệp Việt đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu cũng như vươn ra thị trường thế giới.

Xin cám ơn ông!

Nguyễn Hạnh (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Tin cùng chuyên mục

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

PGS.TS. Ngô Trí Long: Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

TS. Võ Trí Thành: Báo Công Thương là một tờ báo đặc biệt!

TRỰC TIẾP: Tọa đàm 'Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý'

[LIVE] Toạ đàm 'Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn'

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng

Báo Công Thương chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Báo Công Thương phát động Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt'

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Thủy điện Thác Bà

Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh do bão Yagi: Đừng suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Đoàn Bộ Công Thương làm việc với Thủy điện Tuyên Quang về công tác vận hành xả lũ trong mùa mưa bão