Thứ ba 19/11/2024 11:31

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá bột ngọt xuất xứ Trung Quốc và Indonesia

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương vừa có thông báo về việc đã nhận được hồ sơ đầy đủ về các việc các công ty trong nước yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia. 

Trước đó, ngày 19/8/2019, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Cộng hòa Indonesia từ các công ty đại diện cho ngành sản xuất trong nước (Bên yêu cầu).

Trong đó, bên yêu cầu và bên ủng hộ vụ việc bao gồm: Công ty CP hữu hạn Vedan Việt Nam và Công ty Ajinomoto Việt Nam.

Ngày 4/9/2019, Cơ quan điều tra có công văn số 760/PVTM-P1 đề nghị Bên yêu cầu bổ sung, điều chỉnh để làm rõ một số nội dung về hàng hóa bị điều tra, phương pháp và cơ sở xác định biên độ phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Ngày 23/9/2019, Bên yêu cầu đã nộp đầy đủ thông tin bổ sung theo yêu cầu. Ngày 8/10/2019, Cơ quan điều tra xác nhận hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại.

Theo đó, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, trong thời hạn 45 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc. Nội dung thẩm định Hồ sơ bao gồm: Xác định tư cách đại diện hợp pháp của ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương; Xác định chứng cứ về việc bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.

Để phục vụ công tác thẩm định, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, Cơ quan điều tra đề nghị các doanh nghiệp trong nước sản xuất/kinh doanh hàng hóa tương tự nêu trên cung cấp các thông tin về: về doanh nghiệp; Công suất thiết kế và sản lượng của các sản phẩm thép cán nguội trong các năm 2015, 2016, 2017 và 2018; Ý kiến của công ty về vụ việc (đồng ý, phản đối, không có ý kiến); Và bất kỳ tài liệu/chứng cứ nào khác mà công ty cho rằng liên quan đến vụ việc.

Thời hạn cung cấp các thông tin nêu trên là trước 17h00 ngày 8/11/2019.

Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau