Thứ năm 05/12/2024 19:08

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp dệt may và da giày cần nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội hợp tác để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.

Chiều 4/12, tại TP. Hồ Chí Minh, diễn ra “Hội thảo kết nối doanh nghiệp dệt may và da giày”, do Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (IDCS) - Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Đại biểu tham dự hội thảo.

Hội thảo thuộc chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực dệt may và da giày tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất trong nước và quốc tế năm 2024.

Ông Lê Xuân Thọ - quyền Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương)

Chia sẻ tại sự kiện, ông Lê Xuân Thọ - quyền Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) - nhấn mạnh: Ngành dệt may và da giày là hai ngành kinh tế quan trọng, không chỉ góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu quốc gia mà còn tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và các yêu cầu ngày càng cao từ thị trường, các doanh nghiệp trong ngành cần tìm kiếm giải pháp để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị chuỗi cung ứng và mở rộng cơ hội hợp tác.

Ông Lê Xuân Thọ - quyền Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam - trao chứng nhận cho các doanh nghiệp tham gia Đề án.

“Hội thảo nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may và da giày, cũng như nâng cao nhận thức về chuyển đổi kép - kết hợp giữa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Đồng thời là cầu nối quan trọng giúp doanh nghiệp trong nước và quốc tế thiết lập mối quan hệ hợp tác bền vững, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và gia tăng giá trị sản phẩm”, ông Lê Xuân Thọ bày tỏ.

TS. Phạm Thị Hồng Phượng (Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh) đại diện chuyên gia và đơn vị chủ trì đã báo cáo tóm tóm tắt quá trình thực hiện đề án.

Đánh giá cao về Đề án “Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực dệt may và da giày tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm sản xuất trong và ngoài nước” thuộc chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2024, ông Lưu Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt nhuộm Thái Thành và bà Huỳnh Đỗ Uyên - Giám đốc Công ty Hiếu Thảo - nhấn mạnh, đề án sẽ góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đang phải đối mặt trong bối cảnh hiện nay; cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kết nối, hợp tác…

Các chuyên gia, diễn giả trao đổi, thảo luận về chuyển đổi kép và kết nối chuỗi cung ứng ngành dệt may, da giày tại hội thảo.

Các chuyên gia đến từ Viện Công nghệ công nghiệp Hàn Quốc cũng đã chia sẻ, cung cấp thông tin về các công nghệ mới trong ngành dệt may. Đồng thời, chia sẻ các thông tin, xu hướng mới nhất và giới thiệu quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, da giày.

Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (Cục Công nghiệp) ký kết hợp tác với Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo cũng đã nhận được nhiều câu hỏi của đại diện doanh nghiệp về chuyển đổi kép, làm thế nào để tham gia, kết nối vào chuỗi cung ứng… trong phần tọa đàm. Đại diện IDCS, Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia, diễn giả chia sẻ đã giải đáp đến từng doanh nghiệp.

Ký kết giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp đầu chuỗi.

Trong khuôn khổ hội thảo, cũng đã diễn ra các hoạt động kết nối, hợp tác, giao thương B2B giữa các doanh nghiệp đầu chuỗi và nhà cung ứng; ký kết các biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác chiến lược giữa doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: chuỗi cung ứng

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh