Công thức cho phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam

Chiều 15/1, tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo “Công nghiệp bán dẫn Việt Nam C=SET+1 - Động lực và nền tảng phát triển đất nước”.
Cần cơ chế ưu đãi vượt trội cho công nghiệp bán dẫn Hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Công nghiệp bán dẫn, ‘theo kịp, tiến cùng và vượt lên’

Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, trong đó có quan điểm làm chủ công nghệ và các nhiệm vụ làm chủ công nghệ chiến lược. Sự ra đời của Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là kim chỉ nam, khai sáng với mọi ngành nghề, không chỉ có tính thúc đẩy và thay đổi về bản chất cách thức hoạt động mà còn tác động sâu sắc đối với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Công thức cho phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Khắc Lịch - Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông - khẳng định: Bán dẫn là ngành công nghiệp cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và của nền kinh tế số.

Công thức cho phát triển công nghiệp bán dẫn của VN
Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia phát triển Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6. Ảnh: TS

“Nghị quyết đã xác định công nghiệp bán dẫn là công nghiệp chiến lược, Việt Nam xác định đầu tư phát triển ngành công nghiệp bán dẫn không chỉ là phát triển một ngành kinh tế mà là chiến lược phát triển quốc gia lấy công nghệ số làm nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển”- ông Lịch nhấn mạnh.

Với định hướng và vai trò của ngành bán dẫn, Việt Nam đã chính thức ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Theo đó, đặt nền móng, định hướng, tầm nhìn cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam, đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một "mắt xích" quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Chiến lược đã đề ra con đường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2050 theo công thức: C =SET+1

Theo đó, chữ C là chíp bán dẫn, chữ S là specialized, chuyên dụng, chip chuyên dụng. Việt Nam tập trung nghiên cứu, thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng.

Chữ E là electronics - điện tử, công nghiệp điện tử. Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn cùng công nghiệp điện tử, công nghiệp chuyển đổi số, mà trọng tâm là AI– công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0.

Chữ T là talent - nhân lực, nhân tài. Việt Nam phát triển nhân lực là bước đi đầu tiên, là điểm đột phá, là mục tiêu chiến lược, trở thành một trung tâm (hub) về nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Số 1 trong công thức là vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Việt Nam tham gia vào tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng bán dẫn theo cách X +1.

công nghiệp bán dẫn. Ảnh: Trần Tiên
Việt Nam xác định chủ động tham gia vào tất cả các công đoạn trong chuỗi cung ứng công nghiệp bán dẫn. Ảnh minh họa: Lê Tất Tiên

Theo ông Lịch, hầu hết các nước khác đều xây dựng chiến lược dựa trên cách tiếp cận là tập trung vào một vài công đoạn có thế mạnh.

Việt Nam xác định chủ động tham gia vào tất cả các công đoạn trong chuỗi cung ứng theo một lộ trình ba bước, tận dụng xu hướng thế giới đang cơ cấu lại ngành công nghiệp bán dẫn theo phương châm X + 1. Trong đó, Việt Nam nỗ lực để trở thành điểm “+1” trong chuỗi cung ứng này, thu hút các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam, tạo sự an toàn cho chuỗi cung ứng bán dẫn của thế giới.

Tạo môi trường thuận lợi cho công nghiệp bán dẫn

Với chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn, Đảng và Nhà nước đã có các định hướng và hành động tạo môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu xây dựng, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư đặc thù, vượt trội về đất đai, thuế, tài chính,… để thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước đối với lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

Bên cạnh đó, nhà nước còn ưu tiên bố trí nguồn lực để thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ hạ tầng số đồng bộ, hiện đại; hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học; hình thành các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu thử nghiệm bán dẫn trọng điểm quốc gia.

Công thức cho phát triển công nghiệp bán dẫn của VN
Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông chia sẻ về chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam. Ảnh: TĐ

Ông Lịch khẳng định, các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với ngành công nghiệp bán dẫn này đã cụ thể hóa và được đưa vào một số luật được Quốc hội ban hành trong thời gian gian qua như: Luật sửa đổi Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2025 và dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ được trình Quốc hội ban hành vào kỳ họp thứ 9 tháng 5/2025. Qua đó, nhằm tạo hành lang pháp lý cùng với cơ chế ưu đãi vượt trội để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số nói chung và công nghiệp bán dẫn nói riêng.

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp vận hành dựa trên một chuỗi cung ứng phân bổ trên toàn cầu, với các công đoạn thiết kế, chế tạo, đóng gói và kiểm thử trải dài qua nhiều quốc gia, có sự liên kết chặt chẽ. Công nghiệp bán dẫn Việt Nam định hướng trở thành một "mắt xích" quan trọng trong chuỗi cung ứng.

Theo đó, Việt Nam ưu tiên và có chính sách ưu đãi đặc biệt, cơ chế thủ tục về đầu tư thông thoáng, thuận lợn nhằm thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới vào Việt Nam với phương châm không chỉ là một thị trường tiêu thụ mà còn là một đối tác đáng tin cậy và nơi lý tưởng để phát triển, mở rộng nghiên cứu, sản xuất.

Tại hội thảo, các đại biểu và diễn giả cũng đã có những thảo luận trao đổi xung quanh những vấn đề: Làm thế nào để Việt Nam tận dụng cơ hội từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực bán dẫn? Chính phủ cần làm gì trong việc định hướng và hỗ trợ phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam? Việt Nam cần làm gì để xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành bán dẫn? Những thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong phát triển ngành bán dẫn là gì? Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) có vai trò như thế nào trong chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam?...

Công thức cho phát triển công nghiệp bán dẫn của VN
Trong khuôn khổ Diễn đàn cũng diễn ra các hoạt động triển lãm giới thiệu công nghệ số phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Ảnh: TS

Công nghiệp bán dẫn đang đóng vai trò then chốt trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, là nền tảng cho sự phát triển của hàng loạt các ngành công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), xe điện và nhiều lĩnh vực khác.

Việt Nam, với khát vọng vươn mình trở thành một quốc gia phát triển, không thể đứng ngoài cuộc chơi này. Công thức C=SET+1 (chip, chuyên dụng, điện tử, nhân tài, + Việt Nam) thể hiện một cách tiếp cận chiến lược và toàn diện, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp điện tử vững mạnh, tập trung vào các sản phẩm chuyên dụng có giá trị gia tăng cao. Đặc biệt, qua đó, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 với chủ đề: “Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam” do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Quân đội; Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; Tổng công ty Viễn thông Mobifone; Tập đoàn Công nghệ CMC và Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Đạn bom dội lửa miền Bắc, ngành công nghiệp kiên cường bước vào cuộc chiến mới: Dựng xây cơ sở xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 26/3/2025
5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Để ngành công nghiệp hóa chất phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ 5 giải pháp phát triển ngành công nghiệp hóa chất.
Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, Việt Nam vẫn đang giữ vững đà phục hồi, tận dụng nội lực và mở rộng hợp tác quốc tế.
Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.
Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Mobile VerionPhiên bản di động