Bộ Công Thương mong muốn tạo thuận lợi cho ngành thép lớn mạnh

Theo Bộ Công Thương, cần có chính sách đặc thù, riêng biệt để thúc đẩy cũng như định hướng để phát triển ngành thép.
Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép Các giải pháp để ngành thép phát triển theo hướng “đi tắt đón đầu” Ngành thép chủ động phòng vệ thương mại Ngành thép kiến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Bộ Công Thương vừa có báo cáo số 2152/BCT-CN gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất xây dựng “Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.” Theo đó, Bộ Công Thương cho rằng, cần có chính sách đặc thù để giúp phát triển hơn nữa ngành thép.

Bộ Công Thương muốn có chính sách đủ mạnh để phát triển ngành thép
Theo Bộ Công Thương, cần có chính sách đủ mạnh để phát triển ngành thép

Năng lực hạn chế, phụ thuộc nguồn nguyên liệu

Trong những năm gần đây, ngành thép đã có bước phát triển mạnh mẽ về năng lực cũng như công nghệ, một số nhà máy thép có công suất lớn, chất lượng thép cao được đầu tư đi vào hoạt động như Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, Công ty CP Gang thép Nghi Sơn, Khu liên hợp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa hà Tĩnh…

Báo cáo Bộ Công Thương cho thấy, tính đến năm 2021, năng lực sản xuất phôi thép là 27 triệu tấn/năm, trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) là 7-8 triệu tấn/năm.

Ngoài một số nhà máy xây dựng mới với công suất lớn như Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, Khu liên hợp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, thép Nghi Sơn. Các nhà máy sản xuất phôi thép còn lại chủ yếu có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu.

Bên cạnh đó, năng lực sản xuất thép còn nhiều hạn chế, hiện nay chủ yếu là các sản phẩm chưa thể cung cấp đủ nhu cầu thép cho toàn bộ nền kinh tế.

Cụ thể như thép xây dựng, năng lực sản xuất của thép xây dựng (khoảng 14 triệu tấn) sẽ đảm bảo 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng được một phần nhu cầu xuất khẩu. Trong đó, có 42% sản xuất là được sử dụng từ phế liệu thép nhập khẩu; có 58% sản xuất từ lò cao, sử dụng nguyên liệu là quặng sắt.

Hay như thép phục vụ ngành cơ khí, chế tạo, Việt Nam cũng đã sản xuất và đáp ứng được một phần thép cuộn cán nóng HRC (khoảng 8 triệu tấn/năm). “Tuy nhiên, lượng nhập khẩu vẫn còn khá lớn (khoảng 10 triệu tấn/năm) và sẽ tăng trong thời gian tới do nhu cầu sản xuất, chế biến, chế tạo, thép hình xây dựng tăng cũng như phục vụ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thời kỳ phát triển mới của Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2045”- báo cáo nêu cụ thể.

Còn đối với các loại thép hợp kim, Việt Nam chưa sản xuất được các loại thép đặc biệt.

Năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam được Bộ Công Thương nhìn nhận là khá thấp khi phần lớn các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhà máy có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu, tiêu tốn năng lượng và nguy cơ về môi trường.

Ngành thép của Việt Nam cơ bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài như: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… nên khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong nước cũng phải điều chỉnh theo thị trường thế giới”- báo cáo Bộ Công Thương chỉ ra.

Dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn… với dự báo giá quặng sắt, thép phế, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2021, ngành công nghiệp thép đã có sự phát triển nhanh nhưng mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn và hạ nguồn. Các sản phẩm sau thép như tôn mạ kẽm, thép ống tăng trưởng tốt về giá trị sản xuất và xuất khẩu.

Trong khi đó, các chủng loại thép hợp kim, đặc biệt là HRC – nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội (CRC), tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khí chế tạo có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn.

Về lâu dài, để đảm bảo nhu cầu HRC và các loại thép hợp kim, thép chất lượng cao trong nước cần tiếp tục thu hút và đầu tư một số Nhà máy liên hợp sản xuất thép lớn để phục vụ nhu cầu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.

Cần tạo lực đẩy về chính sách

Báo cáo Bộ Công Thương cũng nêu rõ, mặc ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, không có chính sách đặc thù, riêng biệt để thúc đẩy, cũng như định hướng để phát triển ngành thép.

Bộ Công Thương khẳng định, ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khi chế tạo, công nghiệp hỗ trợ... “Mặt khác, phát triển công nghiệp sản xuất thép lớn mạnh cũng là tạo nền tảng vững chắc và phát triển thị trường cho các ngành chế biến chế tạo, xây dựng, cơ khí... góp phần tạo nguồn cung ứng ổn định và nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp ”- báo cáo nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ngành thép cũng đóng góp quan trọng cho quá trình chuyển dịch, đô thị hóa đất nước, tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Với mức tiêu thụ thép trên bình quân đầu người của Việt Nam (khoảng 240kg/1 người/năm) còn rất thấp so với các nước trong khu vực như Malaysia, Trung Quốc, dự địa và tiềm năng phát triển của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn.

Theo đó, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tránh bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu công nghiệp thi việc phát triển công nghiệp thép có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, việc tập trung xây dựng và nâng cao năng lực, năng suất cho các doanh nghiệp sản xuất thép với quy mô lớn, hình thành và phát triển các khu liên hợp sản xuất gang thép các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong nước (bao gồm cả hoạt động sản xuất và dịch vụ trên toàn chuỗi), có đủ năng lực cạnh tranh trong nước, tiến tới cạnh tranh khu vực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước có thể lớn mạnh, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.

Bộ Công Thương cũng nêu bật giải pháp, ngành thép phải cung cấp nguyên vật liệu đầu vào quan trọng nhất cho các ngành sản xuất, chế tạo, đặc biệt là các ngành như cơ khí, công nghiệp đóng tàu, sản xuất ô tô xe máy, sản xuất đồ gia dụng, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp điện...

Tự chủ về sản xuất thép trong nước do đó là yêu cầu tất yếu của việc tự chủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, cũng như quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất quốc gia.

Để ngành thép phát triển bền vững và ổn định, Nhà nước cần phải xây dựng chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thép tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững.

Bộ Công Thương phân tích kỹ hơn, để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo.

Thứ nhất với chủng loại HRC: trong giai đoạn tới cần phát triển đầu tư thêm các dự án sản xuất lớn. Đây là loại thép chiến tỷ trọng lớn trong ngành chế biến chế tạo.

Thứ hai, với thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, Việt Nam cần xây dựng các tổ hợp luyện kim có quy mô lớn trong đó tập trung vào sản xuất các loại thép chế biến chế tạo có trình độ công nghệ có dung lượng thị trường lớn để bước đầu làm chủ công nghệ sản xuất các loại thép chế biến chế tạo cơ bản.

Bộ Công Thương cũng đề cập tới vấn đề Nhà nước có các chính sách ưu đãi về đất đai, hạ tầng, về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để khuyến khích, thúc đẩy các dự án thép phát triển nhằm hình thành phát triển mạnh ngành luyện kim, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu thị trường từ cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 120 tỷ USD; cơ khí phục vụ xây dựng, nông nghiệp, chế biến là 15 tỷ USD; thiết bị tiêu chuẩn là 10 tỷ USD; giao thông đường sắt là 35 tỷ USD; tàu điện ngầm là 10 tỷ USD và ô tô là 120 tỷ USD. Đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là các loại thép chế tạo, thép hợp kim chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, vốn là phân khúc hiện nay Việt Nam chưa tự chủ được trong sản xuất thép nội địa.
Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động