Thứ bảy 21/12/2024 12:38

Bộ Công Thương hoàn thiện chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Trong giai đoạn 2021-2024, thực hiện Chương trình SCP, Bộ Công Thương đang hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Đây là thông tin được Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đưa ra tại Hội nghị quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 diễn ra ngày 19/9, tại thành phố Đà Nẵng.

Theo đó, ngày 24/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 889/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình SCP).

Chương trình SCP: Hướng đến kinh tế tuần hoàn

Chương trình đã xác định mục tiêu: Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững phát biểu tại hội nghị

Bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) - khẳng định, Bộ Công Thương đã và đang triển khai mạnh mẽ Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030. Chương trình tiếp cận theo vòng đời sản phẩm từ khâu khai thác, thiết kế, chế biến, sản xuất, tiêu dùng, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và thải ra môi trường và hướng đến nền kinh tế tuần hoàn.

Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 tiếp cận theo hướng toàn diện và theo xu hướng thế giới nhằm bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liêu. Chương trình không chỉ khuyến khích các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân áp dụng khoa học, công nghệ và thay đổi phương thức quản lý nhằm hướng đến sản xuất bền vững mà còn định hướng và thay đổi hành vi tiêu dùng hướng đến tiêu dùng bền vững tại Việt Nam, qua đó góp phần đạt được các mục tiêu đã đặt ra của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”- bà Lâm Giang nhấn mạnh.

Báo cáo tại hội nghị, ông Cù Huy Quang - Phó Chánh văn phòng Sản xuất và tiêu dùng bền vững, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) - cho biết: Chương trình SCP giai đoạn 2021-2024, Bộ Công Thương đã hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh; thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng; thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững; thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái; đẩy mạnh phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng; đẩy mạnh mua sắm bền vững; nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và thực hành lối sống bền vững; thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải; đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Để thực hiện chương trình, Bộ Công Thương cũng đã đưa ra 15 nhiệm vụ để thực hiện như: Hoàn thiện khung chính sách; quản lý, khai thác bền vững tài nguyên; thiết kế bền vững; thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường; phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững; dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái; phát triển thị trường bền vững; mua sắm bền vững; nâng cao năng lực; áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải rắn; đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững; xây dựng dữ liệu thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững; phát triển khoa học công nghệ về SCP; thúc đẩy tiếp cận và hỗ trợ tài chính xanh; hợp tác quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Hành động để phát triển kinh tế xanh

Để thực hiện mục tiêu mà Chương trình SCP đề ra, giải pháp tổng thể cũng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành rà soát, lồng ghép và gắn kết nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các chương trình hiện có.

Trong đó với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ Công Thương đã thành lập Văn phòng sản xuất và tiêu dùng bền vững. Văn phòng đã giúp tham mưu, giúp việc cho Bộ Công Thương triển khai, thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động ưu tiên thuộc chương trình; làm đầu mối tổng hợp, phối hợp và giải quyết công việc liên quan đến chương trình; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện chương trình; theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình.

Cũng theo ông Cù Huy Quang, Bộ Công Thương đang xây dựng Chỉ thị về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn của ngành và đã hoàn tất công tác lấy ý kiến của các bên liên quan.

Ông Cù Huy Quang báo cáo kết quả của Chương trình SCP và nội dung của Chỉ thị về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn của Bộ Công Thương

"Nhiệm vụ chung của Chỉ thị gồm: Xây dựng, phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với kế hoạch hành động quốc gia. Tăng cường quản lý tài nguyên, nguyên liệu, khai thác, sử dụng năng lượng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, chú trọng sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, vật liệu mới, hạn chế đến mức thấp nhất rác thải trong từng công đoạn của vòng đời sản phẩm, tái sử dụng nguyên vật liệu có sẵn... hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn"- ông Quang cho biết.

Để thực hiện Chỉ thị, Bộ Công Thương cũng đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thuộc Bộ, theo đó các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo từng đơn vị.

Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có nhiệm vụ: Chủ trì, phối hợp Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đánh giá thực tiễn và tiềm năng áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án thực hiện kinh tế tuần hoàn trong các lĩnh vực ngành có tiềm năng tại địa phương; hàng năm, sử dụng nguồn kinh phí địa phương triển khai thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tại hội nghị, khu vực cung cấp tiệc trà được Ban tổ chức yêu cầu sử dụng cốc, thìa dùng một lần làm từ vật liệu thân thiện môi trường

Đối với các hiệp hội, tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp ngành Công Thương có nhiệm vụ: Xây dựng, đánh giá tiềm năng áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn tiềm năng nhằm thúc đẩy sản xuất kinh danh bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cụ thể: Các mô hình giảm thiểu tái chế tái sử dụng chất thải; mô hình đổi mới sinh thái, thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng; các mô hình sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên RECP, mô hình cụm công nghiệp làng nghề sinh thái, mô hình chuỗi bền vững và các mô hình kinh tế tuần hoàn tiềm năng khác dựa trên nền tảng số, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp đạt các mục tiêu phát triển bền vững và đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn.

Tăng cường quản lý tài nguyên, nguyên liệu, khai thác, sử dụng năng lượng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững. Chú trọng sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, vật liệu mới, tái chế, thân thiện môi trường. Áp dụng các mô hình quản lý để hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất nguyên vật liệu, năng lượng sử dụng và rác thải trong từng công đoạn của vòng đời sản phẩm, tái sử dụng nguyên vật liệu có sẵn... hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường.

Tại hội nghị, Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam đã có bài tham luận về sản xuất bền vững hướng đến kinh tế tuần hoàn trong một số ngành công nghiệp. Viện Nghiên cứu da giầy, Hiệp hội Dệt May, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai, những khó khăn và thuận lợi khi áp dụng sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Bài và ảnh: Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Từ ngày 20/12, mở Chợ Tết Công đoàn online, cách nào để nhận được phiếu mua hàng miễn phí?

Từ 1/1/2025, dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến nếu chưa xác thực sinh trắc học

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất hai Bộ

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Dòng sữa thanh trùng ít đường mới của Mộc Châu Milk được người tiêu dùng yêu thích

Hà Nội: Cháy kho hàng giữa đêm, lửa khói bao trùm cả vùng

Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân