Thứ ba 19/11/2024 11:37

Bình Thuận: Giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào

Nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bình Thuận đã triển khai chính sách giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất

Chính sách này được triển khai tại 11 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao và 21 thôn dân tộc thiểu số xen ghép thuộc các xã miền núi, vùng cao trên địa bàn tỉnh /chu-de/tinh-binh-thuan.topic.

Đối với chính sách giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng, đối tượng áp dụng là các hộ đồng bàodân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có nhận khoán bảo vệ rừng. Hạn mức diện tích rừng nhận khoán bảo vệ trên cơ sở thỏa thuận giữa bên nhận khoán và bên khoán là các Ban Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các Công ty TNHH một thành viên nông, lâm nghiệp, nhưng không quá 30 ha/hộ.

Tiền khoán bảo vệ rừng năm 2022 là 200.000 đồng/ha/năm

Riêng đối với các trường hợp đang thực hiện hợp khoán bảo vệ rừng theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt có hạn mức khoán trên 30 ha/hộ thì tiếp tục thực hiện cho đến hết thời gian khoán bảo vệ rừng theo hồ được duyệt và được thực hiện theo định mức kinh phí của chính sách này. Trong đó, định mức kinh phí tiền khoán bảo vệ rừng năm 2022 là 200.000 đồng/ha/năm; từ năm 2023 trở đi là 300.000 đồng/ha/năm.

Đối với chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất, đối tượng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống và có đất sản xuất nông nghiệp, có lao động, có khó khăn về vốn, có nhu cầu đầu tư ứng trước. Các mặt hàng thực hiện đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển gồm: Bắp giống, lúa giống, phân bón các loại, thuốc bảo vệ thực vật. Mặt hàng thực hiện hỗ trợ tiêu thụ nông sản gồm lúa thương phẩm và bắp lai thương phẩm.

Đồng bào trồng bắp lai được đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển

Trong đó, đối với đầu tư ứng trước bắp lai hỗ trợ tối đa không quá 03 ha/hộ/vụ. Nội dung đầu tư gồm: Chi phí làm đất tính theo giá thị trường; giống bắp lai không quá 15 kg/ha; phân bón các loại không quá 550 kg/ha; thuốc bảo vệ thực vật: 08 kg (hoặc 08 lít)/ha.

Đối với đầu tư lúa nước: Theo diện tích gieo trồng thực tế của từng hộ và tối đa không quá 02 ha/hộ/vụ. Nội dung đầu tư gồm: Chi phí làm đất tính theo giá thị trường; giống lúa không quá 160 kg/ha; phân bón các loại không quá 550 kg/ha; thuốc bảo vệ thực vật: 04 kg (hoặc 04 lít)/ha.

Giá cả giống, vật tư, hàng hoá để đầu tư ứng trước bao gồm các khoản chi phí hợp lý theo quy định và giá từng mặt hàng phải bằng hoặc thấp hơn giá cùng thời điểm tại thành phố Phan Thiết và cung ứng theo tiến độ sản xuất từng vụ bằng hiện vật như: Giống cây trồng, phân bón các loại, thuốc bảo vệ thực vật và tiền làm đất.

Hộ đồng bào thanh toán vốn đầu tư ứng trước thông qua việc thu mua sản phẩm nông sản hàng hóa nguồn thu nhập khác.

Hương Giang

Tin cùng chuyên mục

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo