Chủ nhật 17/11/2024 11:19

Bình Liêu: Đưa miến dong thành sản phẩm hàng hóa chủ lực

Kết tinh từ vùng đất Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh), miến dong Bình Liêu đang được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm hàng hóa mạnh hàng đầu của địa phương, ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến và ưa chuộng.
Sản phẩm miến dong Bình Liêu được người tiêu dùng ưa chuộng

So với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, miến dong Bình Liêu được đánh giá là thơm ngon, giữ được hương vị đặc trưng của củ dong riềng. Sợi miến mềm, khi nấu không bị dính, có thể nấu lại nhiều lần mà không bị nát, nở. Vài năm trở lại đây, nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm sạch tăng lên đã thúc đẩy nghề trồng dong riềng, chế biến miến của Bình Liêu phát triển…

Đặc biệt, để đưa miến dong Bình Liêu trở thành sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh của địa phương, huyện Bình Liêu đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nhằm tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường cho sản phẩm miến dong Bình Liêu.

Cụ thể, xác định là sản phẩm chủ lực của địa phương, sau nhiều năm nỗ lực, miến dong Bình Liêu đã hoàn thiện việc xây dựng thương hiệu. Hiện nay sản phẩm được đóng gói, có nhãn mác, đầy đủ thông tin về thành phần dinh dưỡng, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc hoàn thiện về quy trình sản xuất hàng hoá đã giúp sản phẩm miến dong Bình Liêu ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

Để phát triển sản phẩm miến dong Bình Liêu một cách bền vững, huyện Bình Liêu cũng tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các giống dong riềng cho năng suất cao vào sản xuất, đồng thời quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tạo nguồn nguyên liệu vững chắc cho các cơ sở chế biến.

Công ty CP Thương mại và dịch vụ Bình Liêu hiện là cơ sở sản xuất lớn nhất, thu mua toàn bộ diện tích dong riềng trên địa bàn huyện Bình Liêu chế biến thành sản phẩm miến dong. Nhờ đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, trung bình mỗi ngày, công ty sản xuất được 1,6 tấn miến thành phẩm với giá bán xuất xưởng là 80.000 đồng/kg.

Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống