Thứ sáu 09/05/2025 10:50

Bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023: Trên đà về đích

Kỳ bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023 đang được triển khai đúng tiến độ, chất lượng theo kế hoạch đề ra.

Đảm bảo tiến độ theo kế hoạch

Tính tới thời điểm hiện tại, Ban Giám khảo đã được Cục Công Thương địa phương (cơ quan thường trực Hội đồng bình chọn) bàn giao hơn 400 hồ sơ sản phẩm đủ điều kiện tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023 để chấm điểm.

Hồ sơ đăng ký bình chọn được phân theo nhóm sản phẩm, có tỷ lệ cụ thể như sau: Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chiếm 16,02% tổng hồ sơ đăng ký; nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm chiếm 68,19% tổng hồ sơ đăng ký; nhóm sản phẩm về thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí, chiếm 8,24% tổng hồ sơ đăng ký; nhóm các sản phẩm khác, chiếm 7,55% tổng hồ sơ đăng ký.

Sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023 là những sản phẩm do các địa phương lựa chọn trong số các sản phẩm được bình chọn là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực năm 2022. Theo đó, hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn cấp quốc gia đảm bảo đầy đủ các thành phần hồ sơ theo quy định; các thông tin liên quan đến sản xuất sản phẩm cũng như thông tin về hoạt động của cơ sở CNNT tại hồ sơ đăng ký bình chọn có tính chất kế thừa, liên thông. Đây là điều kiện thuận lợi để Ban Giám khảo bình chọn cấp quốc gia năm 2023 thực hiện công tác chấm điểm bình chọn.

Hơn 400 sản phẩm tham gia kỳ bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023. Ảnh (Cấn Dũng)

Công tác chấm điểm được tuân thủ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28/8/2014 của Bộ Công Thương về việc tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu và Thông tư số 14/2018/TT-BCT ngày 28/6/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2014/TT-BCT.

Với mục đích chọn các sản phẩm CNNT thực sự tiêu biểu nổi trội, đáp ứng cao nhất các tiêu chí lựa chọn theo quy định để tổ chức tôn vinh và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia. Vì vậy, công tác chấm điểm bình chọn của Ban giám khảo được tập trung, chú trọng xem xét các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm; các quy định, điều kiện đối với việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Đặc biệt, Ban Giám khảo chú trọng quan tâm đến các yếu tố về điều kiện sản xuất sản phẩm; các chứng chỉ, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ISO hay HACCP; các yếu tố liên quan đến quy định đến sản xuất, phân phối sản phẩm ra thị trường…

Đề xuất từ thực tế

Công tác bình chọn đang được Cục CTĐP rốt ráo thực hiện, tuy nhiên hiện nay một số nhiệm vụ cần thiết để đảm bảo công tác bình chọn diễn ra theo đúng kế hoạch chưa được thực hiện.

Do vậy, Cục CTĐP đề nghị: Tổ chức Đoàn công tác đi thực tế tại các cơ sở CNNT có sản phẩm đăng ký bình chọn nhằm mục đích để các thành viên của Hội đồng và Ban Giám khảo được nghe giới thiệu và trực tiếp quan sát, tìm hiểu việc sản xuất sản phẩm đăng ký bình chọn; xem xét, đối chiếu các thông tin cung cấp tại hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn với thông tin thực tế tại cơ sở.

Thông tin kết quả từ công tác đi thực tế sản xuất tại các cơ sở CNNT kết hợp với thông tin có tại hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn giúp Ban giám khảo củng cố thêm thông tin, có cơ sở thống nhất việc đánh giá, chấm điểm các sản phẩm tham gia bình chọn.

Sau khi đi thực tế sản xuất tại các cơ sở CNNT, Ban giám khảo tổ chức họp tổng hợp kết quả đánh giá của đoàn công tác tại các cơ cở CNNT; rà soát, tổng hợp danh sách kết quả chấm điểm bình chọn báo cáo, trình Hội đồng bình chọn.

Về việc tổ chức họp Hội đồng bình chọn lần 2, theo Cục CTĐP, nội dung chủ yếu để Hội đồng bình chọn nghe báo cáo kết quả tổng hợp thông tin từ công tác đi thực tế sản xuất tại các cơ sở CNNT và tổng hợp danh sách kết quả chấm điểm bình chọn của Ban giám khảo; Hội đồng xem xét, thống nhất lựa chọn sản phẩm đáp ứng đủ các tiêu chí, điều kiện để đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét phê duyệt kết quả bình chọn và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Cục Công Thương địa phương

Tin cùng chuyên mục

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp