Thứ sáu 03/01/2025 10:40

Bất cập trong kiểm soát IUU và cấp giấy S/C: VASEP tiếp tục kiến nghị lên Bộ Nông nghiệp

VASEP vừa có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị tháo giỡ bất cập trong thực hiện kiểm soát IUU và cấp giấy S/C.

5 bất cập trong công tác quản lý tàu khai thác và thủ tục xin cấp giấy S/C

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), có 5 bất cập trong công tác quản lý tàu khai thác và thủ tục xin cấp giấy S/C.

5 bất cập trong công tác quản lý tàu khai thác và thủ tục xin cấp giấy S/C

Thứ nhất, sự phối hợp của các bên liên quan trong quản lý tàu khai thác, xử phạt vi phạm còn chưa đồng bộ, thống nhất – khiến không ít tàu cá vi phạm ngoài “vùng khơi” chưa cải thiện tích cực. Thực tế, tàu vi phạm (nếu có) thường đa phần là từ vùng khơi, trong đó vùng khơi hiện nay là do các lực lượng chấp pháp (Kiểm Ngư, Hải quân hoặc Cảnh sát biển) quản lý.

Thứ hai, một số tàu khai thác khi vào cảng thì chỉ vào cảng chỉ định để trình diện hồ sơ, sau đó đi về cảng khác để bốc dỡ nguyên liệu. Do đó, doanh nghiệp không xin được giấy S/C tại cảng chỉ định. Hơn nữa, hiện nay nhiều tàu khai thác nhỏ (dưới 15m) không cập cảng chỉ định.

Thứ ba, theo quy định, giấy phép khai thác chỉ được ghi nghề chính (ví dụ nghề lưới kéo), không được ghi nghề phụ (nghề tải) như trước đây. Cho nên nhiều tàu khai thác đi nghề tải nhưng trên giấy phép khai thác ghi nghề lưới kéo (do không được ghi thêm nghề phụ). Vì vậy, doanh nghiệp khi mua các lô hàng có hàng từ nguồn gốc do tàu này khai thác thì khi làm giấy S/C cũng không được cấp giấy S/C cho lô nguyên liệu của các tàu này.

Thứ tư, nhiều tàu khai thác không làm giấy cam kết đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT) nên cuối cùng các doanh nghiệp cũng đã không thể được cấp giấy S/C để làm điều kiện xuất khẩu được. Vấn đề này VASEP cũng đã có báo cáo-kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hồi tháng 4/2024, và Bộ đã có văn bản gửi tới các tỉnh có quản lý tàu thuyền, nhưng tình trạng này cải thiện cũng chưa nhiều.

Thứ năm, hiện nay, tình hình tàu khai thác mất kết nối dữ liệu hành trình vẫn còn nhiều. Có một thực trạng là doanh nghiệp trong nhiều trường hợp dù đã nỗ lực tối đa, nhưng vẫn không thể nắm chắc hay kiểm tra được nguyên liệu thu mua là hợp pháp hay không hợp pháp. Quy định hiện hành không cho doanh nghiệp được kiểm tra giám sát hành trình của tàu cá hoặc dữ liệu giám sát hành chính mà Ban quản lý Cảng cá và Chi cục được cấp sử dụng.

Vì vậy, doanh nghiệp là chủ thể luôn ở thế bị động trong việc kiểm soát nguồn gốc và tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu khai thác. Chủ tàu cá và đại lý thu mua luôn có các đầu mối tiêu thụ khác không cần đến giấy S/C, nên các chủ thể này ở một số nơi đã không hợp tác, hỗ trợ để doanh nghiệp có được đủ thông tin, chứng từ phục vụ việc làm giấy S/C khi mua nguyên liệu để chế biến xuất khẩu EU. Rất nhiều trường hợp “dở khóc, dở cười” ảnh hưởng đến thủ tục xin S/C của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã thu mua nguyên liệu.

Để tháo gỡ các bất cập, vướng mắc theo điều kiện thực tế tại các địa phương trong quản lý khai thác hải sản, thủ tục cấp S/C và khơi thông cho sản xuất, xuất khẩu hải sản, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh ven biển xem xét có chương trình (đầu tư, cải tạo) để gia tăng số lượng cảng cá đủ “chuẩn” được chỉ định, công bố - góp phần cơ bản giải toả nút thắt hiện nay khâu quản lý tàu cá cập bến và xác nhận nguyên liệu. Có sự đầu tư hơn về cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối cảng và thiết bị cho các cảng cá đã được chỉ định/công bố tương xứng với tình hình thực tế.

Bên cạnh đó, website của Cục Thủy sản cập nhật danh sách tàu vi phạm IUU, nhưng sau đó khi đưa một tàu ra khỏi danh sách thì đề xuất cũng cần có thông báo chi tiết (thời gian rút, lý do) để giúp DN thực hiện và cập nhật cho việc mua hàng và cả xác lập các căn cứ khác liên quan đến các lô hàng liên quan; xem xét bổ sung, sửa đổi phù hợp nội dung ghi tại giấy phép khai thác – để có thể đủ cả nghề chính và nghề phụ.

Xem xét hỗ trợ có các quy định hoặc biện pháp, hướng dẫn cho các tỉnh (Chi cục, Cảng cá…) để các doanh nghiệp khi đi mua nguyên liệu khai thác của ngư dân thì có thể biết được trước nguyên liệu đó là hợp pháp hay không hợp pháp làm cơ sở cho việc “làm được giấy S/C, C/C và có thể xuất khẩu sang EU được” – vì ngoài thông tin tàu “IUU” trên website của Cục Thủy sản, thì doanh nghiệp không có quyền kiểm tra dữ liệu giám sát hành trình - dữ liệu này chỉ có Ban quản lý Cảng cá và Chi cục Thủy sản được truy cập.

Tiếp tục có các chỉ đạo, hướng dẫn, thúc đẩy để các Tỉnh thực hiện tốt các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 2 Thông tư 17/2028, 38/2018 về “Chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm” và “Cam kết đủ điều kiện an toàn thực phẩm” cho các tàu cá.

Xem xét bổ sung tàu thu mua và nậu vựa vào phần mềm eCDT

Từ ngày 1/7/2024, hệ thống truy xuất nguồn gốc khai thác điện tử được triển khai cho 100% tàu cá ra vào cảng, bao gồm việc thu nộp nhật ký khai thác thủy sản và giám sát sản lượng bốc dỡ qua hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT). Hiện nay, các cảng cá đang yêu cầu ngư dân khi vào cảng sẽ phải khai báo thông tin sản lượng trên app điện thoại, cảng cá không chấp nhận khai báo trên giấy.

Tuy nhiên, hiện nhiều tàu khai thác khi vào cảng bán nguyên liệu cho doanh nghiệp nhưng ngư dân không chịu vào app điện thoại để khai báo thông tin sản lượng cho Ban quản lý cảng cá duyệt để bấm bán nguyên liệu cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp không thể làm thủ tục xin giấy S/C được. Trong tháng 7/2024, nhiều Cảng cá không cấp giấy biên nhận bốc dỡ thủy sản và giấy S/C cho nguyên liệu thủy sản khai thác.

Để hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc (eCDT) thực hiện hiệu quả và giúp ích cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp, VASEP đề nghị xem xét bổ sung 2 chủ thể là tàu thu mua và nậu vựa vào phần mềm eCDT này.

Bên cạnh đó, đề nghị Cục Thủy sản tập huấn, hướng dẫn cho ngư dân việc nạp dữ liệu nguồn đầu vào chính xác để các khâu sau không bị vướng mắc. Cần thiết lập đường dây hỗ trợ kỹ thuật 24/7. Trong giai đoạn đầu khi eCDT mới áp dụng, nên thành lập đội ngũ hỗ trợ tại các cảng cá để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ chủ tàu khai thác trong quá trình sử dụng hệ thống và cập nhật thông tin.

Cục Thủy sản có hướng dẫn về việc nhập dữ liệu lên eCDT đối với tàu khai thác nhỏ (dưới 15m) không lắp đặt VMS. Yêu cầu tất cả các khâu thẩm tra tàu IUU phải hoàn thành trước khi tàu vào cảng. Khi doanh nghiệp xác nhận mua nguyên liệu từ tàu A trên phần mềm và chuyển sang xin cấp S/C thì được Ban quản lý Cảng cá xác nhận luôn S/C.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD